Trình bày cảm nhận về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11 đặc sắc nhất


Trần Tế Xương là nhà thơ nổi tiếng với phong cách trào phúng sâu cay với những con người, hiện tượng xã hội. Trong các sáng tác thơ văn của mình, ông còn mang chính mình ra làm đối tượng trào phúng, “thương vợ” là bài thơ như thế. Anh chị hãy trình bày cảm nhận về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương để thấy được màu sắc tự trào này.

I. Dàn ý chi tiết cho đề trình bày cảm nhận về bài thơ Thương vợ

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: “Thương vợ” là một bài thơ tự giễu đặc sắc nhất của Tế Xương khi thể hiện sự thương cảm, xót xa với cuộc sống bươn trải của vợ và tự trách bản thân vì không thể hoàn thành tốt vai trò của một người chồng, người cha.

2. Thân bài

–  Chỉ với hai câu thơ ngắn gọn tác giả Tú Xương đã khắc họa thành công chân dung người vợ tảo tần với công việc đầy gian nan, bươn trải.

–  Vẻ đẹp của bà Tú nổi bật với những đức tính cao đẹp, tần tảo không quản nắng mưa, chẳng quản hi sinh để chu toàn mọi công việc cho gia đình.

– Qua đó tác giả Tế Xương cũng thể hiện được sự trân trọng của nhà thơ đối với người vợ tần tảo và sự hổ thẹn của nhà thơ khi thân là nam nhi, trụ cột của gia đình nhưng lại chẳng thể lo cho vợ cho con, ngược lại còn trở thành gánh nặng cho vợ.

– Bà Tú phải gánh trên vai bao trách nhiệm, đó không chỉ là trách nhiệm với con mà còn là sự lo toan chu toàn cho chồng.

– Hai câu thơ sau của bài thơ, Tú Xương đã mang đến cho độc giả những ấn tượng chân thực nhất về sự vất vả, khó nhọc của bà Tú.

– Hình ảnh bà Tú được xây dựng thông qua ẩn dụ về con cò. Đó là chân dung người phụ nữ cần mẫn, không quản cực khổ ngày đêm để lo mưu sinh cho gia đình.

– Cuộc sống buôn bán đầy những thị phi, bon chen, khi thì vắng lặng, lạnh lẽo không bóng người, khi thì bon chen, xô lấn.

>> Xem thêm:  Đề số 22: Em hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ:  Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

–> Hình ảnh nhỏ bé của bà Tú như bị kẹp chặt giữa khung cảnh đối nghịch ấy.

– Cuộc sống tuy khó khăn, cực khổ với lắm mưu toan cho cuộc đời nhưng bà Tú vẫn không một lời than thở mà vẫn mạnh mẽ vượt qua để lo cho chồng, cho con.

– Với bao khó khăn chất chồng, đôi vai bà Tú đầy những gánh nặng của cuộc đời “năm nắng mười mưa” nhưng người đà bà ấy vẫn chấp nhận hi sinh, đánh đổi tất cả của mình chỉ mong chồng con được no.

– Lời chửi rủa đầy chua chát của Tế Xương cất lên không chỉ là lời tự giễu về bản thân của nhà thơ, khi làm thân nam nhi mà chẳng thể thể lo cho vợ, cho con mà lại trở thành gánh nặng cho vợ.

–>  Lên án xã hội đen tối đương thời, nơi nhà thơ không thể bộc lộ tài năng mà mãi quẩn quanh với giấc mộng công danh mà vô tình mang đến nỗi khổ cho vợ con.

3. Kết bài

Thương vợ là sự thấu hiểu, cảm thông với những tần tảo, hi sinh mà bà Tú đã phải chịu đựng. Lời tự trách của nhà thơ cũng thật đáng trân trọng, vì đó là lời tự trách của một cái tôi ý thức với tình yêu thương sâu sắc dành cho vợ.

II. Bài tham khảo cho đề trình bày cảm nhận về bài thơ Thương vợ

Tế Xương là gương mặt nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện thực với giọng điệu trào phúng sâu sắc về cuộc đời và xã hội đương thời. Không chỉ trào phúng, lên án xã hội phong kiến đen tối mà Tế Xương đã có rất nhiều lần tự trào phúng, chế giễu chính mình vì làm thân nam nhi nhưng lại chưa hoàn thành tốt vai trò của một trụ cột gia đình. “Thương vợ” là một bài thơ tự giễu đặc sắc nhất của Tế Xương khi thể hiện sự thương cảm, xót xa với cuộc sống bươn trải của vợ và tự trách bản thân vì không thể hoàn thành tốt vai trò của một người chồng,  người cha.

Bằng những tình cảm chân thành, ngôn ngữ tự nhiên giản dị, chỉ với hai câu thơ ngắn gọn tác giả Tú Xương đã khắc họa thành công chân dung người vợ tảo tần với công việc đầy gian nan, bươn trải:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Chỉ với hai câu thơ 14 chữ tác giả Tế Xương đã thể hiện trọn vẹn  vẻ đẹp của bà Tú với những đức tính cao đẹp, tần tảo không quản nắng mưa, chẳng quản hi sinh để chu toàn mọi công việc cho gia đình. Qua đó tác giả Tế Xương cũng thể hiện được sự trân trọng của nhà thơ đối với người vợ tần tảo và sự hổ thẹn của nhà thơ khi thân là nam nhi, trụ cột của gia đình nhưng lại chẳng thể lo cho vợ cho con, ngược lại còn trở thành gánh nặng cho vợ.

trinh bay cam nhan ve bai tho thuong vo cua tran te xuong – van mau lop 11 - Trình bày cảm nhận về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11 đặc sắc nhất
Trình bày cảm nhận về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11 đặc sắc nhất

Bà Tú phải gánh trên vai bao trách nhiệm, đó không chỉ là trách nhiệm với con mà còn là sự lo toan chu toàn cho chồng. Để chồng yên tâm học tập, phấn đấu cho con đường công danh bà Tú đã thay chồng thực hiện trách nhiệm của một người trụ cột gia đình. Người đàn bà tần tảo ấy không ngại bươn chải với công việc buôn bán đầy bấp bênh, trong môi trường ẩn chứa những hiểm nguy rình rập ở mom sông. Chỉ với hai từ “quanh năm” tác giả Tế Xương đã gợi ra nhịp độ công việc lặp đi lặp lại, dài dặc từ năm này qua năm khác của công việc buôn bán.

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Hai câu thơ sau của bài thơ, Tú Xương đã mang đến cho độc giả những ấn tượng chân thực nhất về sự vất vả, khó nhọc của bà Tú. Hình ảnh bà Tú được xây dựng thông qua ẩn dụ về con cò. Đó là chân dung người phụ nữ cần mẫn, không quản cực khổ ngày đêm để lo mưu sinh cho gia đình. Cuộc sống buôn bán đầy những thị phi, bon chen, khi thì vắng lặng, lạnh lẽo không bóng người, khi thì bon chen, xô lấn. Hình ảnh nhỏ bé của bà Tú như bị kẹp chặt giữa khung cảnh đối nghịch ấy.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang

Cuộc sống tuy khó khăn, cực khổ với lắm mưu toan cho cuộc đời nhưng bà Tú vẫn không một lời than thở mà vẫn mạnh mẽ vượt qua để lo cho chồng, cho con:

“Một thân hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Với bao khó khăn chất chồng, đôi vai bà Tú đầy những gánh nặng của cuộc đời “năm nắng mười mưa” nhưng người đà bà ấy vẫn chấp nhận hi sinh, đánh đổi tất cả của mình chỉ mong chồng con được no đủ “Một duyên hai phận âu đành phận”. Thấu hiểu tất cả nỗi khổ cực, vất vả của người vợ, Tú Xương đã thể hiện nỗi cảm thương sâu sắc cùng sự trân trọng chân thành nhất dành cho vợ, đồng thời tự trách vì bản thân đã trở thành gánh nặng trên đôi vai của vợ.

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Lời chửi rủa đầy chua chát của Tế Xương cất lên không chỉ là lời tự giễu về bản thân của nhà thơ, khi làm thân nam nhi mà chẳng thể thể lo cho vợ, cho con mà lại trở thành gánh nặng cho vợ “có chồng hờ hững cũng như không” mà còn là lời lên án xã hội đen tối đương thời, nơi nhà thơ không thể bộc lộ tài năng mà mãi quẩn quanh với giấc mộng công danh mà vô tình mang đến nỗi khổ cho vợ con.

Thương vợ là sự thấu hiểu, cảm thông với những tần tảo, hi sinh mà bà Tú đã phải chịu đựng. Lời tự trách của nhà thơ cũng thật đáng trân trọng, vì đó là lời tự trách của một cái tôi ý thức với tình yêu thương sâu sắc dành cho vợ.

Bài viết liên quan