Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời


Học là quá trình phấn đấu, rèn luyện cả đời. Bàn về lợi ích của việc học, có ý kiến cho rằng “Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời”.  Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm: “Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời”.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Dẫn dắt vào đề: Đề cao vai trò của việc học hỏi, có người cho rằng “Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời”.

2. Thân bài

– Cắt nghĩa câu nói:

+ “Hỏi” là nhu cầu được giải đáp khi có những băn khoăn, thắc thắc  về một sự kiện, vấn đề nào đó.

+ “Chốc lát” chỉ khoảng thời gian ngắn, nhất thời và có thể thay đổi trong tương lai,

+ “cả đời” lại chỉ khoảng thời gian lâu dài, bền vững và không thể thay đổi.

–> Câu nói “Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời” đã đề cập đến thái độ ứng xử của con người trước những vấn đề khó khăn, cần được lí giải trong cuộc sống

– Hỏi là biểu hiện của nhu cầu nhận thức, khi con người biết đặt ra câu hỏi tức chúng ta đang quan tâm đến một vấn đề và mong muốn hiểu được bản chất của những vấn đề ấy.

– Thông qua những câu hỏi chúng ta sẽ có thêm được những kiến thức hay, đồng thời kích thích phát triển tư duy, giúp cho khả năng phản ứng trước những vấn đề trở nên nhanh nhạy và hiệu quả.

– Thế giới rộng lớn, cùng với đó là những tri thức vô tận mà con người không thể nhận thức được hết, do đó hỏi là nhu cầu khách quan của con người, ai cũng có những câu hỏi và mong muốn giải đáp để thỏa mãn trí tò mò.

>> Xem thêm:  Tóm tắt truyện Số phận con người của nhà văn Xô-cô-lốp

– Đứng trước những câu hỏi của mình, mỗi người lại có cách ứng xử khác nhau:

+ Có người lựa chọn cách nói ra những câu hỏi để được giải đáp

+ Có người giấu đi những câu hỏi để rồi những tri thức đang cần được giải đáp ấy mãi bỏ ngõ và trở thành khoảng trống trong nhận thức.

– Cố gắng học hỏi để khỏa lấp những lỗ hổng về kiến thức

– Trước những vấn đề mà chúng ta chưa biết thì đó chỉ là sự “dốt” nhất thời, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi thông qua học hỏi, cố gắng.

– Nhưng nếu chúng ta cứ mãi giấu đi cái dốt, sự thiếu hiểu biết đó thì khi ấy chúng ta sẽ trở thành người kém hiểu biết thực sự.

3. Kết bài

Câu nói “Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời” đã mang đến cho chúng ta những nhận thức về vai trò to lớn của việc học hỏi, qua đó cần học tập, rèn luyện không ngừng để hướng đến sự phát triển, cải thiện nhân cách.

II. Bài tham khảo

Để chinh phục những mục tiêu sống, khẳng định giá trị của bản thân, bên cạnh phát huy những năng lực, sự cố gắng thì con người cần không ngừng học hỏi, trau dồi thêm vốn hiểu biết cho bản thân. Đề cao vai trò của việc học hỏi, có người cho rằng “Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời”.

“Hỏi” là nhu cầu được giải đáp khi có những băn khoăn, thắc thắc  về một sự kiện, vấn đề nào đó. “Chốc lát” chỉ khoảng thời gian ngắn, nhất thời và có thể thay đổi trong tương lai, “cả đời” lại chỉ khoảng thời gian lâu dài, bền vững và không thể thay đổi. Câu nói “Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời” đã đề cập đến thái độ ứng xử của con người trước những vấn đề khó khăn, cần được lí giải trong cuộc sống, qua đó đề cao vai trò của việc học hỏi thường xuyên để làm giàu cho vốn tri thức.

>> Xem thêm:  Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên: "Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ... Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi."
trinh bay suy nghi ve y kien hoi mot cau chi dot trong choc lat khong hoi se dot n - Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời
Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời

Trong cuộc sống chúng ta cần biết đặt ra những câu hỏi và cần nỗ lực, cố gắng để tìm ra lời giải đáp cho những băn khoăn ấy. Hỏi là biểu hiện của nhu cầu nhận thức, khi con người biết đặt ra câu hỏi tức chúng ta đang quan tâm đến một vấn đề và mong muốn hiểu được bản chất của những vấn đề ấy.

Hỏi là các thức thể hiện nhu cầu khám phá tự nhiên hay đời sống tinh thần của con người. Thông qua những câu hỏi chúng ta sẽ có thêm được những kiến thức hay, đồng thời kích thích phát triển tư duy, giúp cho khả năng phản ứng trước những vấn đề trở nên nhanh nhạy và hiệu quả.

Thế giới rộng lớn, cùng với đó là những tri thức vô tận mà con người không thể nhận thức được hết, do đó hỏi là nhu cầu khách quan của con người, ai cũng có những câu hỏi và mong muốn giải đáp để thỏa mãn trí tò mò. Tuy nhiên, đứng trước những câu hỏi của mình, mỗi người lại có cách ứng xử khác nhau: có người lựa chọn cách nói ra những câu hỏi để được giải đáp, có người giấu đi những câu hỏi để rồi những tri thức đang cần được giải đáp ấy mãi bỏ ngõ và trở thành khoảng trống trong nhận thức.

“Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời”. Học hỏi là quá trình dài mà con người cần thực hiện để  làm giàu cho vốn tri thức. Những câu hỏi không có gì xấu, nó là biểu hiện rõ rệt nhất của tính ham học, của nhu cầu tìm hiểu thế giới tự nhiên, con người, xã hội. Vì vậy không nên xấu hổ khi hỏi, cũng không nên sợ những đánh giá rằng thiếu hiểu biết, hãy đặt ra những câu hỏi để được giải đáp, đồng thời kết hợp với quá trình tự học, tự tìm hiểu.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Tiếng hát con tàu” của nhà thơ Chế Lan Viên

Bể tri thức là bao la mà nhận thức của con người lại có hạn, không có ai tự tin rằng mình biết hết tất cả mọi thứ. Vì vậy nếu không hiểu một vấn đề, một sự việc nào đó thì cũng không nên buồn, càng không nên xấu hổ. Hãy cố gắng học hỏi để khỏa lấp những lỗ hổng về kiến thức, và khi chúng ta đã cố gắng hết sức mà không tìm ra cách giải quyết thì cần hỏi những người hiểu biết, đáng tin cậy để được giải đáp, đừng dấu dốt để rồi trở thành người kém cỏi, dốt nát.

Trước những vấn đề mà chúng ta chưa biết thì đó chỉ là sự “dốt” nhất thời, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi thông qua học hỏi, cố gắng. Nhưng nếu chúng ta cứ mãi giấu đi cái dốt, sự thiếu hiểu biết đó thì khi ấy chúng ta sẽ trở thành người kém hiểu biết thực sự. Nếu mãi duy trì lối sống ấy chúng ta mãi không thể tiến bộ, không thể thay đổi và mãi kém cỏi.

Câu nói “Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời” đã mang đến cho chúng ta những nhận thức về vai trò to lớn của việc học hỏi, qua đó cần học tập, rèn luyện không ngừng để hướng đến sự phát triển, cải thiện nhân cách.

Bài viết liên quan