Vai trò của nhân vật Phăng tin trong diễn biến cốt truyện của đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền


Đề bài: Vai trò của nhân vật Phăng tin trong diễn biến cốt truyện của đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

Bài tham khảo

“Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là đoạn trích đặc sắc thể hiện được sự đối lập giữa thiện –ác, tốt-xấu thông qua hai nhân vật Giăng-van-giăng và Gia-ve. Để làm nổi bật lên sức mạnh của tình thương trong nhân vật Giăng-van-giăng, nhà văn V. Huy-gô đã xây dựng nhân vật Phăng-tin một người đàn bà bất hạnh được Giăng-van-giăng giúp đỡ. Tuy không được miêu tả nhiều, cũng không phải tuyến nhân vật chính nhưng sự xuất hiện của Phăng-tin có ý nghĩa to lớn trong diễn biến của cốt truyện.

Phăng-tin là người thợ may thiện lương nhưng có số phận bất hạnh. Vì yêu và tin tưởng một người đàn ông hèn hạ, Phăng-tin đã sinh con một mình và chấp nhận làm lụng vất vả để lo cho con cuộc sống no đủ. Cuộc sống của Phăng-tin trở nên khó khăn khi mọi người trong xưởng may biết về chuyện của chị, bệnh tật lại khắc khoải mãi nỗi nhớ con khiến cho Phăng-tin suy sụp đi nhanh chóng.

vai tro cua nhan vat phang tin trong dien bien cot truyen cua doan trich nguoi cam quy - Vai trò của nhân vật Phăng tin trong diễn biến cốt truyện của đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Vai trò của nhân vật Phăng tin trong diễn biến cốt truyện của đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Trong lúc khó khăn nhất của mình, Phăng-tin đã gặp và nhận được sự giúp đỡ của ngài thị trưởng Man-đơ-len hay chính là người tù khổ sai Giăng-van-giăng.  Phăng-tin, Giăng-van-giăng, Giave đã có cuộc gặp gỡ bất ngờ tại phòng bệnh của Phăng-tin, tại đây Phăng-tin bị xoay quanh câu chuyện của Gia-ve và Giăng-van-giăng, đồng thời sự xuất hiện của chị trong phòng bệnh đã tạo ra những mâu thuẫn, đối lập giữa một Giăng-van-giăng giàu tình thương, cao cả, độ lượng với một Giave điên cuồng, tàn nhẫn như một con ác thú.

>> Xem thêm:  Danh ngôn phương Tây có câu: “Hỏi một câu, chỉ dốt nát trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời”. Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên?

Tính cách đối lập của hai nhân vật được coi là biểu tượng của thiện –ác, tốt-xấu được thể hiện thông qua cách đối xử với Phăng-tin. Do vậy dù không được xuất hiện nhiều nhưng Phăng-tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mạch truyện.

Cũng thông qua nhân vật Phăng-tin, nhà văn V.Huy-go đã thể hiện tình thương sâu sắc của nhân vật Giăng van giăng đồng thời gửi gắm tinh thần nhân đạo cao cả của nhà văn khi đồng cảm, thương xót với số phận khổ đau của con người.

Bài viết liên quan