[Văn mẫu học trò] Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay


[Văn mẫu học trò] Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay.

2. Thân bài:

Thế nào là bệnh vô cảm:

– Vô cảm là thái độ thờ ơ, trơ lì về mặt cảm súc trước những hiện tượng đời sống xung quanh.

– Bệnh vô cảm là căn bệnh của cách hành xử, căn bệnh của lối sống.

Thực trạng của bệnh vô cảm.

-Trước đây, vô cảm chỉ là những hiện tượng đơn lẻ, nhưng bây giờ đang có chiều hướng lây lan.

– Xuất hiện nhiều ở học sinh, thanh thiếu niên hay thậm chí lan rộng ra toàn xã hội.

– Biểu hiện của bệnh:

 – Vô cảm với cuộc sống, xã hội, vô cảm với gia đình, đồng loại,..

 Vd: – Không sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, những người kém may mắn.

– Có thái độ thờ ơ, bỏ mặc những người tàn tật, người gặp TNGT trên đường,…

–  Thản nhiên đứng nhìn kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu; một vụ nữ sinh bị, đánh hội đồng, một vụ làm nhục người khác…

Nguyên nhân gây ra bệnh vô cảm.

– Do xã hội xuất hiện nhiều loại hình giải trí,..

– Do sự giáo dục của gia đình, nhà trường.

– Ảnh hưởng của nền kinh tế đến đạo đức con người

– Con người đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích xã hội: Sợ mất thời gian, sợ bị vạ lây,..

– Lòng người thiếu tình thương, trái tim không biết chia sẻ,..

=> Dẫn chứng cụ thể.

Hậu quả của căn bệnh vô cảm.

– Ảnh hưởng xấu đến thuần phong, mỹ tục của người Việt.

– Nguy hiểm đối với người mặc bệnh và những người xung quanh.

– Bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ làm xô lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực gia đình,..

=> Dẫn chứng cụ thể.

Biện pháp khắc phục.

– Gia đình, nhà trường phải có những biện pháp giáo dục cụ thể, thiết thực.

– Xã hội cần lên án, phê phán gay gắt với những con người mắc bệnh ‘ vô cảm’.

– Bản thân mội người cần có những nhận thức đúng đắn về hành vi, hành động của chính mình: Biết chia sẻ, tha thứ, quan tâm, yêu thương đồng loại,..

3. Kết bài:

Cảm nghĩ của em về căn bệnh vô cảm.

suy nghi ve benh vo cam - [Văn mẫu học trò] Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay

Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội

Bài văn tham khảo

Trong thời kì xã hội công nghiệp hóa- hiện đại hóa, sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ mọi thứ máy móc được ra đời thay thế các hoạt động cũ một cách chóng mặt, hàng loạt các trang mạng thông tin các thiết bị di động, điện thoại, iphone,….ngày càng hiện đại tiện ích giúp cho con người không phải gặp mặt trực tiếp nhưng vẫn có thể giao tiếp. Sự pháp triển này đã gặm nhấm dần mòn lối sông biết quan tâm, biết giúp đỡ mọi người thay vào đó là biểu hiện của sự vơi đi quan tâm giữa người với người hay nói cách khác là căn bệnh vô cảm.

>> Xem thêm:  Chỉ ra phần chìm theo nguyên lí tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biển cả

Bệnh vô cảm ư? Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng có căn bệnh này sao? Có đấy! Vô cảm là một căn bệnh hiện không có trong danh sách của ngành y học nhưng nó được cho vào danh sách các loại bệnh bởi nó đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống cá  nhân mọi người. Để hiểu được điều đó, trước tiên ta phải hiểu vô cảm là gì. Vô cảm: là sự không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ.  Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, một số người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Họ đều có một điểm chung là mắc căn” bệnh vô cảm”.  Bệnh vô cảm là căn bệnh liên quan đến tâm hồn của con người, những con người này có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết, ngoài ra họ còn thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

Đại văn hào Nga Marsim Gorky đã từng quan niệm: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Từ xa xưa trong những tác phẩm văn học đã từng đề cập tới căn bệnh vô cảm này như tác phẩm “Tắt đèn“ của Ngô Tất Tố sự vô cảm của những con người giàu có. Nhưng đó chỉ là số ít, vẫn có những con người nhận thức được chỉ có tình thương mới mang đến cho con người hạnh phúc như nhân vật Hộ trong truyện ngắn”Đời thừa” có lúc nghĩ đến tư tưởng Phát –xít: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống mạnh mẽ” nhưng cuối cùng anh chọn tình thương. Nhưng, đáng buồn thay khi một bộ phận con người, đặc biệt là học sinh trong xã hội chúng ta hiện nay lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Đứng trước cái xấu xa, cái đê hèn, mà không cảm thấy đau xót, phẫn nộ; không cảm thấy nhức nhối trái tim. Đứng trước điều tốt đẹp, những nhân cách cao thượng mà không cảm thấy ngưỡng mộ, cảm phục; không cảm thấy rung động tâm can. Điều thiết thực nhất khi gặp vụ tai nạn nhiều người không chịu giúp đỡ mà chỉ mải chụp hình tung lên facebook với những dòng chữ xúc động nhưng thực tình chỉ là sự thờ ơ vô cảm. Đó là học sinh, những người lớn cũng vậy kinh doanh buôn bán chỉ chạy theo lợi ích cá nhân, bị đồng tiền làm mờ mắt mà bán những thứ hàng giả hàng nhái, kém chất lượng làm ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Nếu cứ tiếp tục như vậy con người sẽ ngày càng trở lên lạnh nhật mất dần tình người, liệu cuộc sống này có còn ý nghĩa nữa hay không nếu con người cứ tự khép mình lại và chỉ biết sống cho bản thân? Liệu bạn có cảm thấy hạnh phúc nếu xung quanh mình chỉ toàn là giọt nước mắt cùng với nỗi bất hạnh của bao người

>> Xem thêm:  Trong Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân tự coi mình lả người "đi tìm... tươi vui và bền vừng". Theo anh (chị), chất vàng quý báu của thiên nhiên và của người lao động Tây Bắc đã được nhà văn phát hiện và mô tả như thế nào qua bài tùy bút của mình

Có nhiều nguyên nhân khiến con người lại sống khép mình như vậy. Đầu tiên phải đề cập tới nguyên nhân gần nhất là gia đình. Cha mẹ mải kiếm tiền mà không quan tâm chăm sóc con cái, không có mặt những lúc con cái cần sự chia sẻ nhất điều này dẫn tới đa số giới trẻ tìm đến amjng xã hội, tìm đến điện thoại để chia sẽ, giải trí. Do mặt trái trong tiến trình phát triển của xã hội, định hướng giáo dục chưa thực sự phù hợp, một số trường học chỉ chú tâm đến việc nhồi nhét tri thức, còn vấn đề đạo đức dường như đang bị bỏ ngỏ. Các môn quan trọng góp phần hình thành nên nhân cách con người là Giáo dục công dân và Ngữ văn dường như từ lâu đã trở thành những môn phụ không đáng quan tâm, thời lượng tiết học vô cùng ít ỏi và nội dung học thì quá nặng nề. Trong xã hội sự vô cảm của con người chạy theo vật chất mà quên đi cái tình thương quên đi trường thống” một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” mà thay vào đó là cách “ đèn nhà ai nhà lấy rạng”. Vậy nên hậu quả mà căn bệnh này gây ra đang thực sự trở thành gánh nặng.

Bạn giàu có ư? Bạn thành công sao? Điều đó có còn quan trọng nữa không sau khi sự thờ ơ vô cảm của chính bạn mà hậu quả nó để lại phải khiến bạn phải suy nghĩ ngậm ngùi. Mổi cá nhân sẽ dần mất đi tình thương, lương tâm của bản thân, cái phẩm chất đạo đức tốt bụng vốn có của mỗi người. Vì vô cảm, các quan chức nhà nước sẵn sằng giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, tư túi, tham ô tiền, đã gián tiếp đẩy đất nước đến bờ vực của suy vong, chẳng còn ai lo cho lợi ích chung của cộng đồng dân tộc. Các thầy cô những người quan trọng đào tạo ra những lớp trẻ uốn nắn thành những con người có ích cho đất nước lại dẽ trở thành những người có tri thức mà mất đi tình thuiowng vô cảm lạnh nhạt. Như thế, các chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu? Rường cột nước nhà sẽ ra sao, nếu không nói là đã mục nát ngay từ trong trứng nước? Quả thật, đó là một mối họa vô cùng lớn cho xã hội!

>> Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp của khổ thơ sau: "Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng... cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng Cứ nghe thơm mùi huệ trồng, hương trầm"

Chúng ta phải hành động ngay thôi. Mỗi cá nhân hãy tự rèn luyện bản than mình bằng các trau dồi kiến thức, cải thiện cách ăn nói trong giao tiếp, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, cởi mở, giúp đỡ mọi người trong cuộc sống. Về phía gia đình, cha mẹ hãy làm việc ít lại có thêm thời gian quan tâm chăm sóc sẻ chia cùng con cái. Về phía nhà nước, trường học tích cực cải thiện công tác giao dục băng cách mở các hoạt độg vui chơi cho mọi người giao lưu tiếp xúc nhau nhiều hơn. Những đóng góp của bạn đôi khi rất nhỏ nhặt nhưng quan trọng hơn hết, đó là tình thương, là sự quan tâm chia sẻ, là cả một tấm lòng. Hãy làm những gì có thể để giúp cho nỗi đau của bao người được vơi đi.

Thomas Merton đã từng nói: “Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sổng vì người khác”, Hãy hành độgn ngay hôm nay để mỗi chúng ta sẽ không bị mất đi một cuộc sống đầy màu sắc đày tình yêu thương thật sự. Hãy sống một cuộc đời để sau này nghĩ lại bạn sẽ vảm thấy tự hào chứ không phải ân hận.

Nguyễn Thị Thu Trang

Bài viết liên quan