Viết về người thày giáo yêu quý của em


Viết về người thày giáo yêu quý của em

Bài làm

Cảm ơn thầy đã dạy em tất cả
Ghi nhớ lời thầy em xây dựng tương lai

Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng được đi học, cũng muốn xây dựng ước mơ cho riêng mình. Đến với giáo dục chúng ta sẽ được học cách biến ước mơ thành hiện thực. Tới trường sẽ có lớp học, có bạn bè và có người dẫn dắt chúng ta tiến lên phía trước là thầy cô.

Từ khi tôi sinh ra đến nay đã gần 16 năm, đi học từ năm lên 3 tuổi. Suốt 13 năm đi học, đến năm 12 tuổi tôi đã nhận ra chân lí, lẽ sống, tư tưởng cuộc sống và thay đổi cách nghĩ của bản thân mình. Đó là năm học lớp 7, giáo viên chủ nhiệm lớp đã làm cho tôi thay đổi hoàn toàn nhận ra chân lý cuộc sống. Người Thầy của tôi ( Lại Văn Đồng) là một người khá nghiêm khắc và tỏ vẻ khó gần. lúc bấy giờ tôi thấy không ưa thầy tí nào cả. Nhưng sau một năm được thầy dạy bảo, học tập cùng thầy tôi nhận ra thầy là người vô cùng tuyệt vời. Thầy đã dành chọn tâm huyết vì học sinh vì ngành giáo dục cao quý. Thầy không chỉ dạy tôi lí thuyết trong sách vở mà còn dạy tôi cách sống, lí lẽ làm người, cách cư xử với mọi người và nhất là phải hiếu thảo với cha mẹ mình.

Suốt một năm học thời gian không ngắn cũng chẳng dài mà sao tôi thấy mình thay đổi nhiều quá.

Lúc mới vào đầu năm học tôi là một học sinh ham chơi, lười hoc, sự thật thì bao lâu nay vẫn thế đâu chỉ riêng năm lớp 7. Thầy đã nhiều lần cảnh báo tôi về kết quả học tập và đặc biệt khó tính với tôi hơn các bạn khác trong lớp làm tôi có cảm giác là thầy ghét tôi lắm. Sau nhiều lần khuyên bảo kết quả học tập của tôi cũng chẳng tiến bộ tí nào. Thầy đã đến tận nhà tôi nói với bố mẹ tôi về tình hình học tập của tôi làm hôm đó tôi bị giáo huấn một trận. Hôm sau khi tiết học thứ năm là tiết Thầy dạy, kết thúc tôi ngồi tại chỗ không ra về, nhìn thấy thầy hỏi tôi: “ Sao em không về”. Tôi nhìn thằng vào mắt thầy hỏi “ Thầy ghét em lắm à!”. Thầy mỉm cười nói khẽ “ Chắc hôm qua em cũng được bố mẹ giảng giải cho hiểu, thầy chỉ muốn tốt cho em thôi không phải thầy ghét em đâu”, rồi giọng nhẹ nhàng Thầy ngồi đối diện tôi giảng giải: “ Này thầy hỏi em nhé! Tất cả mọi người rồi cũng sẽ chết, điều đó có khiến em tự hỏi tại sao chúng ta lại sinh ra không? Em suy nghĩ rồi trả lời thầy nhé!”.

>> Xem thêm:  Tả món quà sinh nhật mà em thích

Nói thật hôm đấy tôi thấy thầy vô cùng hiền lành khác với mọi khi và câu nói của thầy khiến tôi phải suy nghĩ. Có phải con người sinh ra đều có giá trị riêng không, giá trị của tôi trong cuộc sống này là gì. Không được, tôi không thể lười học như thế được, phải thay đổi, thay đổi ngay thôi không thể lúc nào cũng đứng cuối lớp được, tôi còn nhiều ước mơ lắm. Từ đấy tôi đã cố gắng hết sức có thể để học tập, thành tích học tập của tôi không quá nổi trội nhưng đang từng bước cải thiện. Tôi cảm thấy rất vui, không ngờ cái cảm giác hơn người khác lại thú vị như vậy, trong lòng tôi có một cái gì đó như là một lời cảm ơn không bật được ra thành tiếng mà cứ ấp ủ câu nói: “ Thầy đã giúp em nhận ra giá trị bản thân, em cảm ơn thầy nhiều lắm”. Không chỉ có vậy niềm cảm ơn thực sự không phải dừng lại ở đây mà vẫn còn kéo dài tới những ngày tháng sau đó.

Thú thật mà nói tôi có rất nhiều điều bất mãn với bố mẹ. Tôi là một đứa ngang ngược, từ bé thích gì làm đấy, không thích thì không làm và thường xuyên chống đối bố mẹ. Thầy đã biết chuyện ấy, tôi cũng không hiểu sao thầy lại biết, có thể thầy giáo tôi không chỉ giỏi dạy học, giỏi đọc suy nghĩ của người khác mà còn giỏi cả việc đoán bản chất của một con người một cách vô cùng chính xác. Sao cái gì thầy cũng biết vậy nhỉ!

“ Thầy ơi! Em không biết thầy từ đâu mà đến
Nhưng thầy mang nắng đến thay đổi con người em”

Vào một ngày cuối thu đầu đông trời có ánh nắng nhẹ thầy đã bảo tôi ở lại thầy có chuyện muốn nói. Lúc đấy tôi ngơ ngác chẳng hiểu gì, rõ ràng gần đây tôi không đi học muộn, cũng làm bài tập về nhà đầy đủ, tôi có làm gì sai đâu. Tôi bắt đầu thấy tò mò và lo lắng xen chút sợ hãi.

>> Xem thêm:  Soạn bài Dũng cảm nhận lỗi

Thầy hỏi tôi vài chuyện về quan hệ giữa tôi và bố mẹ. Tôi cũng kể cho thầy nghe về những bất mãn của tôi với bố mẹ. Thầy ôn tồn giảng giải cho tôi hiểu:

‘Vậy là không được em ạ! Bố mẹ có như thế nào cũng là vì tốt cho em, không ai dạy con mình những cái xấu cả em ạ. Em biết không vì con bố mẹ lại trỗi dậy từ trong lòng đất tăm tối, rễ cây đó. Cha mẹ chính là gốc rễ của chúng ta. Bây giờ bố mẹ em không thể trẻ khỏe như 5-7 năm trước, tình cảm là nguồn lực giúp con người tồn tại. Sau khi chúng ta chết thì chẳng còn lại gì cả nên tốt nhất hãy sống như vậy. Em còn bố mẹ hãy cảm thấy hạnh phúc về điều đó, ừng để bố mẹ phiền lòng nữa, hãy để cho bố mẹ em cảm thấy mỗi ngày sống trên đời là một ngày ý nghĩa, mỗi lần nhìn thấy con cái là một lần hạnh phúc giữa cuộc sống nhiều khố sở lắm bon chen này”. Những lời thầy nói như làm con tim tôi nghẹn ngào, nước mắt cứ muốn tuôn rơi mà tôi không thể cầm lại được và nó cứ vỡ òa ra một cách tự nhiên, chẳng lẽ tuyến nước mắt của tôi bị hỏng rồi sao, nó không muốn nghe lời tôi nữa à?.

Thầy lại nói tiếp: “Em nên biết bố mẹ em vô cùng vất vả để nuôi dạy em, thầy cũng là do bố mẹ em bỏ tiền ra thuê để dạy bảo em mà cái quan trọng nhất là dạy cách tôn trọng, biết ơn, hiếu thảo với bố mẹ mình, chúng ta còn thời gian để bù đắp lại cho nhau cái gì đã mất. Chúng ta đang sống chung dưới một bầu trời, hít chung một bầu không khí, nói một cách đơn giản thì ta vẫn còn sống, dù đồng hồ trên trái đất này tất cả đều ngừng quay thì thời gian vẫn đang trôi đi nhanh lắm, em lên trân trọng những gì mình đang có, lúc mất rồi có tìm cũng không thấy đâu”.

Câu nói ấy, không bài học ấy chưa ai dạy cho tôi, chưa ai nói, tôi biết nó khắc sâu trong lòng tôi một điều gì đó, một thứ sâu sắc, gần gũi, dễ hiểu không nói thành lời. Thầy giúp tôi nhận ra cái gì gọi là tình cảm gia đình, cái gì mới là đáng quý.

>> Xem thêm:  MS39 - Viết về người thầy-tri ân những người lái đò lặng lẽ

Thầy kể cho chúng tôi nghe về tuổi thơ xuôi ngược buôn ba, khổ sở của thầy. Thầy cũng kể cho chúng tôi nghe trước đây thầy bất mãn với bố mẹ ra sao, nhưng sau khi quyết chí bỏ nhà ra đi Thầy đã cảm nhận được gì, mất đi những gì. Thầy cũng nói ước mơ của thầy không phải là muốn làm giáo viên nhưng do một ý duyên nho nhỏ nào đó đã đưa thầy đến với ngành giáo dục. Thầy đã kể sau khi rời khỏi nhà từ miền Bắc vào miền Nam làm phục vụ cho một quán ăn nhỏ, sau đấy thầy đã được một người mới quen cho ở nhờ. Thầy cũng phải ăn uống rất thiếu thốn, mỗi ngày chỉ ăn có một gói mì tôm. Thời gian sau đó Thầy đã đến trường học xem khi nào có học sinh nghỉ thì vào chỗ đó học thay, rồi thầy đi thi và đỗ trường sư phạm. Thầy kể nhiều lắm làm tôi nhớ lại tuổi thơ của mình. Có lẽ thầy và tôi có rất nhiều điểm giống nhau. Nhưng trong thiếu thốn tôi vẫn có bố mẹ, thành thật thì người chịu khổ nhiều nhất là bố mẹ tôi. Qua câu chuyện của thầy tôi yêu và yêu bố mẹ tôi nhiều hơn, càng thấu hiểu nỗi khổ của bố mẹ và yêu họ bao nhiêu tôi càng biết ơn thầy bấy nhiêu. Tôi yêu thầy nhiều lắm. Một dòng cảm xúc biết ơn một nghị lực vươn lên của thầy đã truyền cho tôi, tôi sẽ cố gắng hết mình vì niềm tin, vì lí tưởng sống của thầy mà vững bước. Dù trải qua bao nhiêu gánh nặng cuộc sống, gánh nặng tình cảm hay cuộc sổng lẻ bóng một mình, tôi cũng sẽ vượt qua tất cả. Tương lai phía trước còn đang đợi tôi tới và tôi thực sự muốn nói với thầy:

“ Thầy kính yêu! Những kỉ vật, tiền bạc hoặc những bằng chứng về sự tồn tại hay nói cách khác sau khi chết chúng ta chẳng thể đem theo thứ gì, em cũng vậy đấy. Nhưng có lẽ…không, không phải có lẽ. Mà em rất muốn được lần đầu tiên cảm nhận về những điều thầy dạy. Em có linh cảm, sau khi chết em sẽ đem theo lời dạy của thầy lên thiên đường”.

Bài viết liên quan