Bài 23 – Viếng lăng Bác


Bài 23 – Viếng lăng Bác

Hướng dẫn

I. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

– Nhà thơ Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928 tại An Giang. Ông tham gia cả hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ; là một trong những cây bút có mặt sớm nhát của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ.

– Ông đã xuất bản: “Mắt sáng học trò” (1970), “Nhớ lời di chúc” (1972), “Như mấy mùa xuân” (1978)..

– Bài thơ “Viếng lăng Bác”, trích trong tập Như mấy mùa xuân", sáng tác từ tháng 4 năm 1976 ngay sau khi nhà thơ ra Bắc vào lăng viếng Bác Hồ trong không khí đầy xúc động của nhân dân ta khi công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành sau khi giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất.

– Bài thơ là một dồn nén kết tinh từ tình cảm chân thành thương nhớ Bác không chỉ riêng của nhà thơ mà còn là tình cảm lớn của chiến sĩ, đồng bào miền Nam đô’i với lãnh tụ kính yêu của mình.

II. GỢl Ý ĐỌC HIỂU

1. Cảm xúc bao trùm của nhà thơ trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thành kính thiết tha biết ơn, vừa tự hào, vừa xót xa, thương cảm.

Mạch vận động của cảm xúc được biểu hiện theo, trình tự của cuộc vào lăng viếng Bác. Cảm xúc bắt đầu từ cảnh bên ngoài lẳng tập trung ở hình ảnh hàng tre bát ngát gợi lên hình ảnh đất nước. Nối theo đó là xúc cảm trước hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ ngày ngày vào lăng viếng Bác. Nhà thơ sử dụng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng như mặt trời, vầng trăng, trời xanh để thể hiện xúc cảm và nghĩ suy về Bác. Khép lại là niềm thiết tha mong ước tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở bên lăng Bác khi phải sắp sửa phải trở về quê hương miền Nam.

Chính mạch cảm xúc vừa nói đã tạo nên bố cục của bài thơ Viếng lăng Bác vừa giản dị, tự nhiên, vừa hợp lí.

2. Từ miền Nam ra viếng lăng Bác, nhà thơ thấy hình ảnh nào trước hết?

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát."

Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và có ấn tượng sâu sắc là hàng tre quanh lăng Bác. Từ bao giờ cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước, của dân tộc Việt Nam với biết bao đức tính Việt Nam đặc biệt cao quý:

“Thân gầy guộc lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!”

Từ thời bình minh lịch sử nước ta đã có huyền thoại Thánh Gióng đã nhổ tre đằng ngà đuổi sạch giặc Ân. Gần đây thôi, nhân dân miền Nam ta từ gậy tầm vông đã làm nên chiến thắng vang dội địa cầu.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về tình bà cháu và bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt

Bởi vậy, cây tre là hình ảnh tiêu biểu, sinh động cho tinh thần bất khuất, chí khí anh hùng của dân tộc ta:

“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Ở đây, nhà thơ miêu tả hàng tre quanh lăng Bác nhưng nhằm nói đến sức mạnh quần chúng, của sự đoàn kết, tư thế hiên ngang của cả dân tộc.

Câu thơ cuốì bài là: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Khép lại bài thơ là hình ảnh “cây tre", hình ảnh đã xuất hiện từ đầu thật là tự nhiên. Đúng như nhận xét của Đức Thảo từ “hàng tre" là khách thể ở bên trên đã tan hòa vào “cây tre” là chủ thể ở cuối bài. Hình ảnh “cây tre trung hiếu chốn này" đã làm nổi rõ hơn hình ảnh hàng tre ẩn dụ bên trên.

3. Trong bài thơ, nhà thơ dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, giàu sức biểu cảm và gợi ra những ý nghĩa sâu xa, liên tưởng rộng rãi. Chẳng hạn:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

Câu trên là hình ảnh thật: mặt trời trên lăng là mặt trời của trời đất, tự nhiên. Câu thứ hai là hình ảnh ẩn dụ: mặt trời trong lăng chính là trái tim của Bác, một người đã dành trọn đời mình cho nước cho dân. Cách ẩn dụ ở đây thật sinh động, tự nhiên và nhuần nhuyễn, không những nói lên sự vĩ đại của Bác (như mặt trời) mà còn thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.

Cũng vậy, hai câu thơ:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

Bác trở nên bất tử. Bác vẫn còn mãi với non sông, đất nước như trời xanh vẫn còn mãi trên cao: Bác sống như trời đất của ta (Tố Hữu). Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã hòa nhập vào trời xanh. Hình ảnh ấy cho thấy cái mãi mãi, cái vô cùng cao cả ở một con người! vẫn biết hình ảnh Bác là vĩnh hằng nhưng nhà thơ cũng không thể không đau xót vì sự đi xa của Người.

Từ câu thơ gợi ra bao liên tưởng miên man trong một niềm xúc động thiêng liêng thương tiếc Bác vô hạn.

4. Về đặc điểm nghệ thuật, bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương có những nét nổi bật về giọng điệu, hình ảnh và thể thơ.

Bài thơ có một giọng điệu thành kính trang nghiêm. Giọng điệu ấy hợp thành bởi nhiều yếu tố từ thể thơ, nhịp điệu đến từ ngữ và hình ảnh của bài thơ.

Về thể thơ và nhịp điệu, nhà thơ sử dụng thể tự do có dòng bảy chữ, nhưng cũng có những dòng tám, chín chữ với nhịp chậm nhiều dòng ít ngắt nhịp lại gieo vần liền. Bởi thê’ mà giọng thơ thiết tha, trầm lắng, trang nghiêm thành kính.

Về từ ngữ và hình ảnh, nhà thơ sử dụng từ ngữ xưng hô tôn kính (Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác), với các hình ảnh ẩn dụ vĩnh hằng kì vĩ lớn lao biểu hiện lòng tôn kính chân thành của mình (Mặt trời trong lăng rất đỏ, vầng trăng sáng dịu hiền, kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân, trời xanh…).

Ghi nhớ: Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khỉ vào thăm lăng Bác.

Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hỉnh ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.

LUYỆN TẬP

Bài thơ là một dồn nén kết tinh tình cảm chân thành thương nhớ Bác không chỉ riêng của nhà thơ Viễn Phương mà còn là tình cảm lớn của hàng triệu chiến sĩ, đồng bào miền Nam, những người cũng như nhà thơ, tuy chưa một lần gặp Bác trong thực tế nhưng đã nghìn lần gặp Bác trong mơ, trong hoài vọng và lí tưởng cao đẹp nhất của mình.

Câu đầu bài thơ giản dị và chân chất nói rõ hoàn cảnh Viếng lăng Bác mở ra một không khí thân mật, trang nghiêm:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Từ miền Nam là từ mảnh đất mấy chục năm trời chiến đấu gian khổ với một ước mong sớm đến ngày toàn thắng, nước nhà thông nhất, để được một lần nhìn thấy Bác. Giờ đây, ngày ấy đã đến, nhưng Bác lại đã đi xa. Lòng ai cùng dạt dào xúc động… Hình ảnh đầu tiên nhà thơ bắt gặp là gì?

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Cây tre bao đời nay chính là biểu tượng của đất nước, của con người Việt Nam với biết bao đức tính cao quý: Thân gầy guộc, lá mong manh. Mà sao nên lũy nên thành tre ơi (Nguyễn Duy). Từ thời bình minh của lịch sử nước ta, Thánh Gióng đã nhổ tre đằng ngà đuổi sạch giặc Ân. Gần đây nhân dân miền Nam từ gậy tầm vông đã làm nên chiến thắng vang dội địa cầu.

Vì vậy, cây tre là hình ảnh tiêu biểu sinh động cho tinh thần bất khuất, chí khí anh hùng của dân tộc ta:

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Trên cái nền Hàng tre trong sương cội nguồn dân tộc ấy, Viễn Phương đã tả lăng Bác với những đoàn người nườm nượp đến viếng ngày ngày với lòng tôn kính đặc biệt:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Mặt trời trên lăng là mặt trời của trời đất tự nhiên. Mặt trời trong lăng chính là trái tim của Bác, người đã dành trọn đời mình cho nước cho dân. Cách so sánh ở đây thật sinh động tự nhiên và nhuần nhuyễn. Bằng lôi ẩn dụ, nhà thơ đã ví Bác Hồ như vầng thái dương rạng rờ không những soi tỏ đường chúng ta đi mà còn luôn sưởi ấm trái tim của mỗi người Việt Nam chúng ta:

>> Xem thêm:  Bài 25 - Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Hình ảnh những dòng người đi trong thương nhớ. Kết tràng hoa… vừa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Cuộc đời của dòng người bất tận này đã nở hoa dưới ánh sáng mặt trời của Bác. Những bông hoa tươi thắm ấy đang kính dâng lên Người.

Khổ thơ tiếp theọ là hình ảnh Bác trong lăng, khi nhà thơ bước vào được thấy:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên,

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền,

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi,

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

đây là một so sánh ngầm thú vị. Cuộc đời Bác như mặt trời. Giấc ngủ Bác như vầng trăng.

Bác trở nên bất tử hòa nhập vào trời xanh. Các hình ảnh vĩnh hằng kì vĩ vầng trăng, trời xanh… nối tiếp nhau trong bài thơ cho thấy cái mãi mãi, cái vô cùng cao cả ở một con người, ở đây lại có sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm: lí trí thì biết trời xanh là mãi mãi, còn tình cảm thì mà sao nghe nhói ở trong tim, đủ thấy nỗi tiếc thương, sự mất mát không gì bù đắp được trong lòng mỗi người.

Khổ thơ cuối vẫn liền mạch với cảm xúc dào dạt của tác giả, là niềm lưu luyến dâng lên. Tuy còn đứng bên Bác, nhà thơ đã bịn rịn nghĩ đến phút chia xa:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Tình cảm ở đây chân thành và bộc trực xiết bao. Câu thơ không chút gì chải chuốt. Vậy mà đọc lên không thể nào không xúc động.

Kết thúc trọn vẹn bài thơ là ước vọng thành kính của nhà thơ nhưng cũng là ước nguyện chung của bất cứ một người Việt Nam:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này..

Khép lại bài thơ là hình ảnh “cây tre”, hình ảnh đã xuất hiện từ đầu thật là tự nhiên. Đúng như là nhận xét của Đức Thảo từ hàng tre là khách thể ở bên trên đã tan hòa vào cây tre là chủ thể ở cuối bài.

Tóm lại, Viếng lăng Bác là bài thơ hay về Bác của nhà thơ Viễn Phương. Tuy mộc mạc, giản dị nhưng bài thơ không những giàu hình ảnh mà còn giàu chất suy tưởng, chất lãng mạn trữ tình đằm thám cộng với nghệ thuật luyến láy ngôn ngữ của nhà thơ làm nên sức gợi cảm sâu lắng.

Mai Thu

Bài viết liên quan