Cảm nhận bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm


Đề bài: Cảm nhận bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài làm

Bài thơ "Nhàn" là một bài thơ hay viết về cảnh sống thanh nhàn, ung dung tự do tự tại của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi cáo quan về quê làm một ông lão nông dân vui vẻ với cảnh vườn rau, ao cá. Một cuộc sống tránh xa chốn quan trường với nhiều thị phi, bon chen làm cho con người không còn được sống thật với chính mình.

Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác giả có học vấn cao. Ông từng đỗ đạt và ra làm quan nhưng trong thời kỳ phong kiến ngày đó có nhiều rối ren, bất cập nên công đã xin thoái lui rời bỏ chốn quan trường để về quê ở ẩn. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm hòa mình với cuộc sống thiên nhiên hoang dã, vui cuộc sống điền viên thanh nhàn thảnh thơi. 

Xuyên suốt bài thơ "Nhàn" thể hiện một tâm thế vui vẻ, thanh nhàn của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm của tác giả khi được sống một cuộc sống của người nông dân an nhàn. Có thể thấy chính nhan đề của bài thơ là "Nhàn" đã nói lên toàn bộ linh hồn, cũng như tinh thần chủ đạo của bài thơ. Bài thơ chỉ có tám câu được viết theo thể thơ đường luật thường gặp trong thơ cổ nhưng mang tới cho những người đọc một cái nhìn mới mẻ, một phong cách mới lạ về cuộc sống thanh nhàn của người nông dân nơi đồng quê thanh bình, yên ả.

Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

cam nhan bai tho nhan 1 - Cảm nhận bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh KhiêmCảm nhận bài thơ Nhàn 

Trong hai câu thơ mở đầu của "Nhàn" tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng điệp từ "một" tuy là mọi thứ ông đều làm một mình. Nhưng trong mỗi câu thơ đều toát lên một sự yên bình, một thú vui thư thái không hề cảm thấy đơn độc cô liêu, không hề toát lên vẻ đơn độc một mình. Nhịp thơ vui vẻ làm cho người đọc cũng cảm nhận thấy sự thanh bình của một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp rộn rã. Hình ảnh tác giả với những thú vui nhàn hạ, giản dị nhưng lại vô cùng tao nhã, thảnh thơi trong những lúc câu cá, rồi làm vườn, đối thơ…Một cuộc sống hòa mình với thiên nhiên và thoải mái thư giãn về tinh thần không vướng bận bất cứ điều gì thật sự làm cho người ta ngưỡng mộ và nể phục.

>> Xem thêm:  Dàn ý Phân tích tác phẩm Cung oán ngâm khúc

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao

Trong hai câu thơ tiếp theo tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện một quan niệm sống vô cùng khác với người khác. Ông thừa nhận mình là người "dại" bởi người ta học hành nhiều chỉ mong có ngày mở mặt, được ra làm quan lớn, nhà cao cửa rộng, lều chõng rình rang để người thân được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm lại sẵn sàng rời bỏ quan trường làm một ông lão nông dân làm những công việc tay chân, từ bỏ mũ áo và những bổng lộc mà triều đình ban tặng cho mình.Nếu trong suy nghĩ thông thường của người đời thì thật sự tác giả quả là người dại dột, có chút gì đó dở hơi, điên rồ. Nhưng với một người coi trọng nhân phẩm, đạo đức, coi trong cuộc sống thanh bạch của tâm hồn, luôn tìm cách giữ cho tâm hồn của mình thanh cao, không vấy bẩn bởi tiền tài, chức vị, quyền hành như Nguyễn Bỉnh Khiêm thì chính những con người đang tìm đủ mọi cách để tăng quyền tăng chức, vơ vét của cải ở ngoài kia mới là những người dại. Bởi cuộc đời này vô cùng ngắn ngủi, sống nay chết mai, khi con người về với cát bụi, về với đất mẹ bao la chẳng mang theo được gì cả chỉ trở thành đống xương khô mà thôi. Vậy tại sao khi ta sống không cố gắng sống thật vui vẻ thoải mái, an nhiên mà lúc nào cũng chau mày, ủ dột suy nghĩ thiệt hơn, đấu đá hãm hại lẫn nhau vì danh lợi, tiền bạc, hư vinh.

>> Xem thêm:  Cuộc đời và sự nghiệp văn học vĩ đại của Nguyễn Trãi

Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Trong câu thơ này tác giả đã nói lên cuộc sống hạnh phúc của một lão nông dân nghèo. Một người nông dân nghèo cũng có những niềm vui riêng của mình. Mùa nào thức đó họ đều có những món ăn đặc sản của vùng thôn quê Việt Nam không phải là cao lương mỹ vị, nhưng lại toát lên sự phú quý súng sính của một người nông dân chăm chỉ lao động, nên mùa nào thức đó ông đều có những món ngon để ăn và hưởng thụ cuộc sống theo cách riêng của mình. Trong hai câu thơ này cũng cho người đọc thấy con người và thiên nhiên vô cùng gần gũi hòa hợp với nhau là một. Một bức tranh thiên nhiên nên thơ, trữ tình.

Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Trong hai câu thơ cuối cùng của bài thơ "Nhàn" của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên một chân lý sống mà không phải ai cũng có thể rút ra được cho riêng mình. Đó là một chân lý sáng suốt khi tác giả cho rằng "phú quý tựa chiêm bao" với tác giả những thứ quyền chức, tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, chỉ là một giấc chiêm bao tỉnh dậy là sẽ hết. Nguyễn Bỉnh Khiêm từng ra làm quan từng đỗ đạt nhưng khi cáo quan về quê ông chẳng mang theo được gì và cũng không giữ lại gì cho riêng mình. Ngày hôm qua khi tác giả còn làm quan nhiều người tiền hô hậu ủng, khúm núm xu nịnh vây quanh ông. Nhưng ngày hôm nay khi ông chỉ là một lão nông dân nghèo vui thú điền viên thì bên cạnh chỉ có người thân và một mình với mảnh vườn nhỏ thanh nhàn chẳng có người đi theo nịnh hót nữ. Những câu nói tung hô, tiền bạc vật chất chỉ là phù du mà thôi. Thông qua hai câu thơ này của tác giả ta thấy được Nguyễn Bỉnh Khiêm là một con người có nhân cách cao quý, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp khiến người đời phải ngưỡng mộ nể phục ông

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bài thơ hay để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu lắng nể phục một con người có tài có nhân cách sống tốt đẹp như tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông thật sự là tấm gương sáng cho thế hệ con cháu hôm nay phải noi theo. 

Bình Minh
 

Bài viết liên quan