Kể về một ngày hội mà em biết lớp 3


Kể về một ngày hội mà em biết lớp 3

Hướng dẫn

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI MÀ EM BIẾT

Cứ vào ngày 4 đến ngày 6 tháng ba âm lịch hằng năm là làng em lại nô nức mở hội làng. Những ngày hội này đã có từ lâu đời rồi. Mẹ em bảo là để tưởng nhớ công ơn của các vị hoàng làng đã có công tìm ra và dựng xây lên ngôi làng. Vào những ngày này, mọi người thường gác hết việc làm ăn lại, dù ai ở xa cũng trở về góp vui và tham gia vào những ngày hội. Lễ hội được tổ chức tại chùa của làng, từ những ngày đầu đã rất đông vui và nhộn nhịp. Các hàng quán đồ ăn, đồ chơi, đồ dùng đều san sát nhau. Chúng em rất thích rủ nhau ra đây để ngắm nghĩa và xem đồ. Ở bên trong là những trò chơi truyền thống: có đánh cờ người với những bàn cờ rất to mà những con cờ là người ở trong đó, có trò chơi đánh đu rất vui, trò kéo co và rất nhiều trò nữa. Trẻ em chúng em và các anh chị đi chơi cùng nhau, mặt ai cũng tươi cười, vui vẻ. Ngày thứ hai của hội còn tổ chức rước kiệu. Từng đoàn người mang theo những kiệu và biển, đi khắp làng. Chúng em thường chạy qua kiệu vì mẹ bảo như thế sẽ lấy được may mắn. Kiệu đi đến đâu là có người đi theo đến đó. Vui nhất là cuộc thi bơi chải vào ngày thứ ba. Các đội với màu áo: xanh, vàng, đỏ sẵn sàng ở vạch đích, chỉ cần nghe tiếng còi là lập tức xuất phát. Dù bị ướt cả người nhưng ai cũng rất quyết tâm dành chiến thắng. Khi bơi hết quãng sông và quay lại thì chiến thắng. Đội chiến thắng sẽ được mọi người tung hô và rất vui. Mỗi ngày hội như thế đều rất là vui. Em rất yêu những ngày hội quê em.

>> Xem thêm:  Tả cây phượng vĩ ở sân trường em

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI MÀ EM BIẾT.

Hằng năm, sau dịp Tết Nguyên Đán, quê hương em có rất nhiều lễ hội. Trong số đó, em thích nhất là lễ hội thổi cơm thi. Lễ hội được tổ chức tại sân của Nhà văn hóa thôn cách một con sông khoảng hai ki- lô- mét. Có ba phần thi: lấy nước, đánh lửa và nấu cơm. Lễ hội diễn ra một ngày. Trrong cuộc thi lấy nước, mỗi đội cử một người chạy đến con sông gần đó và kín đầy nước vào những chai đã được chuẩn bị sẵn. Tiếp đó là phần thi đánh lửa. Mỗi đội sẽ cử ra hai thành viên đốt lửa theo cách truyền thống. Họ phải dùng tre, củi để nhóm lửa. Sau cùng là phần thi quan trọng nhất: phần thi nấu cơm. Mỗi đội chơi sẽ có sáu người tham gia phần thi nấu cơm. Đặc biệt là người tham gia phải tự tách gạo ra khỏi vỏ trấu và sau đó nấu cơm. Sau ba phần thi, tất cả điểm sẽ được ộng lại và đội nào có số điểm cao nhất sẽ trở thành đội chiến thắng và nhận được giải thưởng. Cơm nấu vừa phải nhanh vừa phải đạt một yêu cầu nhất định về độ thơm và dẻo. Mọi người ở quê em tham gia lễ hội nấu cơm thi rất nhiệt tình. Đó không chỉ là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, duy trì bản sắc dân tộc mà còn là một cách để mọi người xích lại gần nhau hơn. Em rất thích lễ hội nấu cơm thi và năm nào cũng mong chờ đến lễ hội này.

Bài viết liên quan