MS147 – Thuyết minh về cây lúa Việt Nam


Thuyết minh về cây lúa Việt Nam

Bài làm

Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là loại cây lương thực quý mà còn là văn hiến, văn hóa. Nền văn hóa lúa nước được ông cha ta phát triển phổ biến rộng rãi từ rất sớm, buổi đầu dựng nước và duy trì nước đến mãi ngày nay, tập trung ở đồng bằng sông Hồng và châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Cây lúa nước được xem là biểu tượng nét đặc trưng của văn hóa, truyền thống của nước Việt Nam từ xưa đến nay.

Lúa là một cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc và rất quan trọng đối với người dân Việt Nam. Lúa là loại cây trồng đứng hàng thứ ba chỉ sau ngô và lúa mì và đây cũng là loại lương thực chủ yếu của con người Việt Nam nói riêng và cácnước ở các khu vực trên thế giới nói chung. Lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Nam Á và châu Phi. Quê hương chính của lúa nước là vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Lúa thuộc loại thân thảo, sống ở nướcvà nó cũng có khả năng tự thụ phấn. Cây lúa cấu tạo bởi ba bộ phận: rễ, thân, ngọn.

thuyet minh cay lua - MS147 - Thuyết minh về cây lúa Việt Nam

Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm, những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già thì màu đen. Trong thời kì mạ thì rễ mạ dài 5-6cm, đến thời kì sau cấy: bộ rễ tăng dần về số lượng vầ chiều dài ở thời kì đẻ nhánh để bám chặt vào bùn và hút chất dinh dưỡng. Bộ rẽ của cây sẽ đạt giá trị tối đa vào thời kì trỗ bông với chiều dài 2-3m/cây. Thân lúa tròn chia thành từng phần là: là lúa, bẹ lúa, lá thìa và lá tai.Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lúa chạy song song hẹp bản ( 2-2,5cm) và dài 50-100cm. Bẹ lá là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân. Lá thìa là vảy nhỏ và trắng, hình tam giác còn tai lá là một cặp tai lá hình lưỡi liềm. Thân lúa có tác dụng chống đỡ cơ học cho toàn thân cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon trước khi lúa trỗ bông. Lá làm nhiệm vụ quang hợp, cần chăm sóc hợp lí, đảm bảo cho bộ lá khỏe thì tuổi thọ của lá lúa sẽ chắc hạt năng suất cao. Ngọn lúa là nơi sinh trưởng và trưởng của hạt lúa nơi đây còn có hoa lúa. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Các hoa nhỏ thụ phấn nhờ gió mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rũ xuống, dài 30-50cm. Điều đặc biệt của cây lúa ít ai để ý đến: hoa lúa cúng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhụy ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhụy thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và rồi biến thành những hạt thóc vàng óng ả.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về loài hoa cúc

Nói đến công đoạn trồng lúa thì quả là rất công phu. Ta bắt đầu gieo mạ hay còn gọi là cấy lúa non trên thửa ruộng riêng từ những hạt thóc đã nảy mầm. Rồi chờ một khoảng thời gian cố định khi mạ đã cao khoảng 10cm thì ta lại nhổ mạ lên rồi gieo vào ruộng dùng để cấy lúa đã được cày, bừa kĩ. Chăm sóc cây lúa trong thời gian chờ lúa chín là quan trọng nhất, nó quyết định về năng suất lúa và chất lượng gạo có tốt hay không. Để chăm sóc cây lúa trong thời kì này người ta thường dùng các loại phân bón như: phân lân, phân kali, phân tổng hợp….nhưng quan trọng nhất là cần phải cung cấp đủ nước cho cây lúa. Sau một thời gian nhất định lúa chín, ta bắt đầu thu hoạch. Sản phẩm thu được từ lúa là những hạt thóc vàng óng ả. Để có được những hạt gạo trắng, ta phải trải qua nhiều giai đoạn như: phơi khô thóc, sát thóc, sàng thóc,… Xã hội ngày càng phát triển, máy móc ngày càng nhiều nhưng ở một số vùng cao người ta vẫn giã gạo bằng chày.

Đối với người Việt Nam ta, lúa vừa là lương thực, vừa là bầu bạn, lúa còn đi vào trong thơ, ca, sử, sách… của người Việt vì vậy mà ngừi dân Việt Nam ta rất quý thóc gạo. Cổ nhân có câu: “ Ngũ cốc là sinh mệnh của muôn dân, vật quý báu quan trọng của quốc gia”. Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với các nước châu Á. Theo các nhà khảo cổ học cho biết cây lúa đã có mặt từ 2000-3000 năm trước Công Nguyên. Tổ tiên ta đã phát triển nghề rồng lúa đạt được những thành tựu như ngày nay. Để tôn vinh nghề trồng lúa các vua chúa hằng năm làm lễ Tịch Điền và đích thân khai mạc lễ hội nhằm tôn vinh nghề trồng lúa ở nước ta. Lễ Tịch Điền được tổ chức vào mùa xuân và sẽ chọn ra loại gạo ngon nhất dùng vào việc tế lễ, đặc biệt là tế thần nông và thần xã tắc. Ngày nay cây lúa còn xuất hiện trên quốc huy của đất nước thể hiện nền văn minh của dân tộc Việt Nam.

>> Xem thêm:  MS88 - Em hãy kể về nhân vật Cám sau khi chết

Ngày nay, nước ta đã có hơn 30 loại lúa khác nhau. Tùy và đặc điểm địa lí mà mỗi loại được trồng ở nhiều nơi khác nhau. Theo điều kiện khí hậu và thời tiết nước ta thì cây lúa thường được trồng ở các vụ mùa sau: miền Bắc trồng vào các vụ lúa chiêm, lúa xuân; miền Nam chủ yếu là lúa đông xuân và lúa hè thu. Các loại lúa ngắn ngày thì thường không ảnh hưởng bởi vụ mùa.

Lúa còn mang đến cho ta những đặc sản quý từ lâu đời như: bánh chưng, bánh giầy. Hai thứ bánh này xuất hiện từ thời vua Hùng, nó biểu tượng cho trời và đất mà người Việt ta thường dùng để cúng vào dịp lễ, Tết. Và ngày nay chắc ai cũng từng nghe đến món cốm làng Vòm ở gần Hà Nội. Đó cũng là một đặc sản được chế biến từ những hạt thóc nếp. Và từ những bữa cơm đơn giản của gia đình hay đến các đại tiệc quan trọng thì không thể nào thiếu sự góp mặt của cây lúa. Không chỉ giữ vai trò lớn trong đời sống kinh tế mà nó còn cùng với người dân Việt trải qua bao thăng trầm lịch sử, đem lại sự no đủ cho nhà nhà.

Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần. Cây lúa, hạt gạo đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam.

>> Xem thêm:  MS115 - Viết về bố của em

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

( Trích “Việt Nam quê hương ta” – Nguyễn Đình Thi)

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Lớp 8A – Trường THCS Trường Sơn, Lục Nam, Bắc Giang

Bài viết liên quan