MS68 – Kể chuyện về mẹ Việt Nam anh hùng


Kể chuyện về mẹ Việt Nam anh hùng

Bài làm

"Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều"

Trong buổi tối sớm, dưới ánh trăng khuya của làng quê thanh bình, bên tách trà nóng, thơm khoái mũi cùng ông và mẹ. Tôi từng hỏi mẹ rằng: "Quê hương là gì hả mẹ?". Mẹ cười dịu dàng, hiền từ vuốt ve tôi và nói:

– Quê hương là hai tiếng thân quen gần gũi,nơi mà con được lớn lên với tuổi thơ trong sáng và hồn nhiên. Quê hương, ai tiếng dạt dào tình cảm, ngàn tiếng ru nôi, à… ơi…gió mát ru con những buổi trưa hè. Quê hương là thế giới của những đứa trẻ nghịch nắng, dại mưa, những tiếng cười giòn rã, nắng chiếu lóe sáng răng, làm nổi bật trong màu da ngăm đen, sạm đặc trưng của lũ trẻ tuổi con ấy- (tôi nhìn mẹ với ánh mắt đăm chiêu và hồn nhiên và tôi đã hiểu).

me viet nam anh hung - MS68 - Kể chuyện về mẹ Việt Nam anh hùng

Mẹ nói:

– Quê hương Bình Dương này sẽ luôn gắn bó với con,cho mẹ một ngày để kể chắc mẹ sẽ không kể hết được con à. Giọng nói đầm ấm, nhẹ trầm cùng với những hình ảnh mẹ nêu lên,tôi càng yêu quê hương nhiều hơn. Nhưng tôi thầm nghĩ: "Mỗi một miền quê trên đất nước Việt Nam mang một màu sắc quê hương khác nhau và làm sao chúng ta có được một tuổi thơ tươi đẹp như bây giờ, cũng có thể hiểu những ai đã đi trước chúng ta có từng trải qua tuổi thơ tươi vui như vậy chưa?". Nói đến đây mẹ và ông tôi rưng nước mắt, không khí xung quanh tôi lắng hẳn đi, tiếng khóc thút thít của mẹ tôi nghe rõ hẳn. Mẹ kể:

– Khi xưa nhân dân ta bị giặc chiếm đóng và ta đã chiến đấu rất quyết liệt, không chỉ vậy dịch bệnh tràn lan kèm nạn đói và hy sinh,bị giắc giết rất nhiều. Có người phải bỏ mạng nơi xa xôi và buồn hơn là khi chứng kiến họ chết dưới căn nhà của chính mình, cây cối cháy rụi, nhà cửa tan nát, Bình Dương ta khi đó là một vùng cát trắng. Dù như vậy nhưng dân ta vẫn quyết đánh, gìn giữ con ạ.

Ông nói:

– Chính ông là người trải qua con ạ. Đánh đuổi quân thù rất khó khăn, gian nan như biển lửa nhưng chúng ta bảo vệ việc chính nghĩa nên ai cũng rất dũng cảm, tham gia chiến đấu đế quốc Mỹ, đất nước hùng mạnh lúc bấy giờ. Dân ta bị phá nhà, phá cửa, phá tan đồng ruộng. Ông thở một hơi dài như đau khổ và nói tiếp:

>> Xem thêm:  MS02 - Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của tác giả Hàn Mặc Tử

– Họ mặc sống chết, chỉ cần đem đến bình yên cho Tổ quốc, nên sau nhiều năm đấu tranh họ đã đem lại độc lập cho dân tộc, chấm dứt những năm giặc đô hộ, những chính sách tàn bạo ấy. Nói đến đây tôi hỏi ông:

– Đau khổ mất mác đã nhiều, vậy những bà mẹ chúng ta thì sao ạ. Ông nghẹn ngào trả lời:

– Chồng mất để lại bóng người vợ bơ vơ giữa cuộc sống còn lại,nỗi khổ đau gấp bội khi đứa con ra đi vì đấu tranh trong lúc tuổi còn quá trẻ. Những người mẹ lúc ấy là trụ cột, trụ cột trong sự đau thương,mất đi đứa con chăm nuôi vô bờ bến, mất đi người chồng đôi lòng sắt son. Đừng bảo sao vợ không chung thủy, đừng bảo sao mẹ không bảo vệ con mà bởi vì những bà mẹ ấy không đủ sức để chống lại bọn giặc ác nghiệt cho dù mẹ đã gắng gồng hết sức mình.

Nhìn những người thân ra đi trước mắt mình mà những bà mẹ đau đớn, quằn quại, khóc thê thảm và đầy sự oán thù đối với bọn giặc. Họ đã quá bất công cho cuộc sống lại quá bất công cho tinh thần, vì thế những bà mẹ đã quyết đứng lên đòi lại quyền công bằng cho xã hội, cho những người ra đi một cách vô duyên, vô cớ. Đến đây,tôi nói:

– Ôi! Vậy là con đã hiểu vì sao Đảng và nhà nước ta đã trao danh hiệu bà mẹ Việt Nam Anh hùng rồi ông ạ! Tôi hỏi tiếp:

– Vậy xã ta có ai là bà mẹ Việt Nam Anh hùng không ạ? Mẹ tôi tự hào trả lời:

– Có đấy con, nhưng gần gũi với chúng ta nhát là bà Phan Thị Thu, đầu xóm mình đấy. Bà là tấm gương sáng cho người phụ nữ Việt Nam đấy con à.

Tôi cảm ơn ông và mẹ đã cho tôi nhiều điều hay, tôi vội vã đi ngủ để đón chào ngày mới. Sáng hôm sau tôi liền tìm đến nhà bà Thu và tôi thăm sức khỏe bà. tôi hỏi bà về những câu chuyện chiến tranh, bà say sưa kể cho tôi nghe, có lúc bà vui lên vì đất nươc giành thắng lợi, có lúc bà buồn đi, nước mắt đọng mi, vì chiến tranh phi nghĩa mà tuổi đời chỉ chín mươi tư, gì rồi tóc đã hóa bạc, khuôn mặt nhăn nheo lại không có tấm thân chồng chung sống cách đây mười mấy năm về trước. Bà nói:

>> Xem thêm:  Tả chiếc cặp sách đi học của em

– Chồng vì chiến tranh, cơn đau sau này phải chết, con bà thì hy sinh hai đứa, chỉ còn lại một đứa nuôi bà sống tuổi già. Và tự hào thay, hai người con ra đi của bà ấy là hai anh hùng liệt sĩ, mặc sống chết chống lại chiến tranh.

Và các bạn biết không, trong thời kì chiến đấu ấy, bà thay chồng làm người cha trong gia đình, tạo mối yên tâm cho chồng và con nơi chiến trường đánh đế quốc Mỹ. Cuộc chiến ác liệt, khi nghe tin con bà không còn hơi thở, bà đã khóc nứt nở, đau đớn, bà nói:

– Mẹ thương con như nước mắt chảy xuôi, đó là tình yêu thương vô điều kiện. Mẹ vui khi ôm ấp đứa con mình yêu thương; mẹ vui khi chắt chiu hy sinh nhiều tháng ngày thanh xuân của mình để cho con một cuộc sống. Tiếng khóc chào đời của con, mẹ là người nghe thấy. Tiếng bập bẹ của con, mẹ là người cảm nhận. Bước chân chập chững của con, mẹ là người nâng đỡ….. và đến bây giờ khi dòng máu đỏ của con đã đổ xuống, mẹ là người xót xa. Vừa nói bà vừa run ở cổ họng và lệ rơi, tôi như càng cảm thông cho tình cảnh của bà và những người mẹ khác, tôi càng thấy được tình yêu mà người mẹ dành cho con to lớn đến nhường nào.

"Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai tôi trở thành cát bụi.."

Đúng, ai sinh ra từ nơi nào sẽ trở về cõi ấy, nhưng với cuộc chiến tranh này lại không phải vậy, những bà mẹ "rày trông mai chờ", gieo rắc vào họ những hi vọng và thì sao hi họng càng nhiều thất vọng có thể sẽ xàng lớn, người thân của họ chết đi vô cớ và sẽ không bao giờ trở về. Chiến tranh làm cho họ khóc nhiều rồi bây giờ lại làm cho họ phải đau đớn đến tột cùng….

>> Xem thêm:  MS59 - Cảm nhận về thứ vàng của màu sắc núi sông Tây Bắc qua hình tượng con Sông Đà

Cuộc sống là vậy đấy, cướp đi của họ nhiều thứ mà họ cho là " vô giá", mà đối với họ là cả một tình yêu bao la, những năm đấu tranh đã lấy đi bao người vô tội. Họ có tội lỗi gì chứ-(tôi nâng cao giọng). Nhưng các bạn biết không, chết oan nghiệt, nhưng họ luôn nghĩ đó sẽ là niềm vui nếu đem lại hòa bình cho dân tộc, một suy nghĩ lạc quan và không đòi hỏi, có nghĩa rằng họ coi sự hy sinh đó là ý nghĩa.

"Mẹ là dòng suối nước trong

Là dòng sông biếc trong lòng con thơ

Bơ vơ có mẹ đợi chờ

Đường xa có mẹ, bến bờ của con

Êm êm con ngủ giấc tròn

Còn vòng tay mẹ, con còn yêu thương…"

Không chỉ bà mẹ Việt Nam Anh hùng Phan Thị Thu, mà những mẹ ở trên thế gian này, ngay cả trong cuộc sống của tôi và bạn, chúng ta hãy dành tình yêu thương sâu đậm cho họ, để những tình yêu thương ấy là cơn gío ngọt lành, là nốt nhạc sâu lắng, êm đềm ru tâm hồn mẹ qua tháng ngày tuổi trẻ hay là những năm tháng cuối hoàng hôn của mẹ, các bạn nhé! Và quan trọng nữa là chúng ta đang sống trên sự hy sinh dầy đau thương, tôi chắc rằng mọi người sẽ cảm thấy rất buồn, nỗi buồn tăng ta càng phẫn nộ sự tham lam ham muốn của đế quốc, thực dân, nhân dân Việt Nam ta càng căm thù hơn nhưng thay vì trả thù chúng ta hãy xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia để tạo đường lối hòa bình, không chiến tranh, không bạo lực.

Các bạn hãy luôn nhớ, khắc ghi những công ơn của những ngườ đi trước, hãy tự hào về họ, nhờ có họ mà chúng ta có tuổi thơ tươi sáng ngày hôm nay. Thay vì nghĩ và nói, chúng ta hãy hành động, cố gắng học tập tốt và rèn luyện thành con người tốt để đưa quê hương Bình Dương nói riêng và quê hương Việt Nam nói chung lên đà phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu, để những hình ảnh chiến tranh khốc liệt ấy không trở lại nữa các bạn nhé….

Bùi Thị Minh Thương

Lớp 9/3 – Trường THCS Lê Đình Chinh, Bình Dương, Thăng Bình, Quảng Nam

Bài viết liên quan