Nghị luận xã hội về bạo lực học đường


Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận xã hội về bạo lực học đường

Bài Làm

Ai mà không trải qua khoảng thời gian tươi đẹp của tuổi học trò thì đó là một thiệt thòi lớn. Cái thời đó chúng ta vô lo vô nghĩ, không toan tính toán tiền bạc, chuyện đời. Nhưng bên cạnh những kỉ niệm vui như vậy chúng ta cũng được chứng kiến những chuyện buồn. Đó chính là cái tên gọi không còn xa lạ đối với chúng ta “bạo lực học đường”. Và hiện tại các vụ bạo lực diễn ra ngày càng gia tăng.

Tại sao đây lại là một vấn đề được xã hội quan tâm mạnh mẽ đến như vậy? Thì đầu tiên ta cần hiểu “bạo lực” là gì? Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó.Vậy “bạo lực học đường” được coi là một vấn đề nghiêm trọng: bạo lực giữa các học sinh trong phạm vi trường học cũng như những vụ tấn công bởi học sinh nhằm vào giáo viên của trường hoặc ngược lại. Bạo lực học đường với mức nguy hiểm cao đối với các nước được sử dụng vũ khí hay dao và hiện nay tình trạng bạo lực học đường diễn ra ngày một tăng. Chỉ cần bạn hay theo dõi thời sự hoặc theo dõi các thông tin truyền thông trên mạng xã hội là có thể thấy rất nhiều các vụ bạo lực với những hành động bạo lực ngày một dã man hơn.

Ví dụ như vụ: “học sinh bóp cổ cô giáo ở Bến Tre: Học sinh “cá biệt” trong môi trường “đặc biệt”. Sự việc xảy ra như Lao Động đã thông tin, ngày 2/3, một nam sinh lớp 88, Trường Trung học cơ sở Tân Thạch (huyện Châu Thành) có lời lẽ nhục mạ, bóp cổ giáo viên dạy môn Anh văn của lớp là cô C.T.N.

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường thì có hai nguyên nhân chính: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Đầu tiên nguyên nhân khách quan: học sinh bị tác động nhiều bởi các bộ phim ảnh, game, internet,các chất kích thích.. có tính chất bạo lực chém giết máu me, khiêu dâm,.. đã kích động đến lý trí và tình cảm của học sinh. Làm cho chúng bị mất dần đi tâm hồn cao đẹp, lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão của cuộc đời mình mà lâm vào nghiện game, nghiện sex, ăn chơi, sa và các tệ nạn xã hội, có một lối sống không lành mạnh. Ngày càng sa sút không nghĩ đến học hành và bị kích động mạnh dễ dẫn tới việc các em gây ra bạo lực, ảo tưởng về cuộc sống.

>> Xem thêm:  Nghị luận thành công và thất bạn qua Dạy đi thôi của Tố Hữu.

nghi luan xa hoi ve bao luc hoc duong - Nghị luận xã hội về bạo lực học đường

Nghị luận xã hội về bạo lực học đường

Về mặt chủ quan đây là nguyên nhân: do bản thân các em không có lập trường đúng đắn, các nghĩ sai lệch về cuộc sống dễ dẫn tới bị bạn bè, người khác rủ rê. Nhà trường coi nhẹ trong việc xử lí các hành vi bạo lực trong trường, khiến cho học sinh không còn sợ việc bị phạt nữa. Nhiều các trường học dù có những hành vi xảy ra dẫn đến nhập viện cũng không dám đuổi học sinh, như vậy thì không thể răn đe được những em học sinh khác. Cũng có một số trường hợp do chính các thầy cô gây áp lực tới học sinh là một người giáo viên mang tính độc đoán rất có thể sẽ khiến học sinh trở nên thù ghét, học sinh trở nên gan lì dẫn đến vụ việc bạo lực xảy ra. Và một nguyên nhân cũng được cho là quan trọng đó chính là gia đình. Gia đình không quan tâm tới con em mình, cha mẹ chỉ lo làm ăn không tâm sự hỏi han con cái mà chỉ biết vứt tiền cho chúng. Những việc đó đã dẫn tới những vụ việc đáng buồn xảy ra. Mà một căn bệnh đáng sợ hiện nay đã khiến cho giới trẻ cảm thấy những vụ đáng nhau và chúng cảm thấy thích thú với điều đó, căn bệnh “vô cảm” lấn sâu vào xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Do xã hội phát triển ngày càng nhiều smart phone ra đời, các vụ bạo lực diễn ra các em học sinh được chứng kiến không ngăn cản bạn mà còn quay clip ghi lại cuộc xung đột rồi tung lên mạng xã hội. Nạn nhân bị bạo lực do sức ép quá lớn của truyền thông đã có nhiều em không chịu được và hậu quả là không thể lường trước.

>> Xem thêm:  MS546 - Tất cả chúng ta thường mơ về những cánh đồng hoa hồng huyền dịu, xa xăm ở cuối chân trời mà không biết thưởng thức những đóa hồng đang nở rộ ngay bên cạnh cửa sổ hiên nhà

Những cảnh bạo lực diễn ra rất nhiều kiểu: đâm nhau, xé rách quần áo của nhau, tát nhau, và còn nhiều trường hợp ở các nước an ninh không tốt đã diễn ra các vụ xả súng, chém nhau,.. tình hình hiện nay bạo lực không chỉ diễn ra ở các em học sinh nam mà còn diễn ra rất nhiều vụ của các em học sinh nữ. Các nữ sinh đánh nhau bằng cách lấy guốc, lấy tông,.tác vào người nhau rồi còn nhiều trường hợp các em đá vào vùng kín của nhau, cạo trọc đầu đối phương, xé rách quần áo rồi quay clip lại tung lên mạng xã hội. Đó là các hành vi được xem như mất nhân tính, không có tình người và cần phải lên án mạnh mẽ.

Câu hỏi đặt ra “nếu như nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì sẽ để lại những hậu quả gì?” Mà các em học sinh chính là mầm mon tương lai của đất nước, xã hội. Bạo lực học đường cứ diễn ra ngày một nhiều thì xã hội sẽ đi về đâu, khi mà các em không có lí tưởng sống, sa đọa chỉ biết dung bạo lực để đối xử với những người khác và cư xử như những người thiếu đạo đức văn hóa. Mà nhà trường chính là nơi con người hoàn thiện và phát triển nhân cách, nếu môi trường an toàn nhất là một môi trường nguy hiểm nhất thì liệu các em học sinh có thể an tâm chuyên vào học hành hay luôn lo sợ về những vụ bạo lực xảy ra.

>> Xem thêm:  Tóm tắt truyện "Thuốc” của Lỗ Tấn, văn hào Trung Quốc trong thế kỉ XX

Như vậy chúng ta cần đưa ra các biện pháp để ngăn chặn nạn bạo lực học đường: Gia đình và nhà trường cần phải có mối liên hệ chặt chẽ quan tâm tới từng học sinh.Tổ chức các chương trình ngăn chặn và can thiệp những hành vi bất thường của học sinh.Có những hình phạt, kỉ luật thích đáng trong nhà trường nếu học sinh có hành vi bạo lực. Giáo viên cũng như vậy, nếu có hành vi bạo lực với học sinh thì nhà trường cần xét kỉ luật nặng hơn.Cần lên án các trò chơi, bộ phim có tính bạo lực.Từng cá nhân cần sống lành mạnh, tham gia nhiều các hoạt động thực tế có ích cho xã hội. Không sa đọa vào các trò chơi game có tính bạo lực, không dùng các chất kích thích, các chất gây nghiện làm ảnh hưởng tới sức khỏe và thần kinh. Tích cực rèn luyện cơ thể đủ khỏe để học tập tốt.Tuyên truyền những điều nguy hiểm về bạo lực học đường và cần tuyên truyền mạnh mẽ các tấm gương biết chăm lo cho việc học tập, giúp đỡ bạn bè trong quá trình học.

Rất nguy hiểm nếu tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra. Tương lai của đất nước là do thế hệ trẻ quyết định vậy quốc gia đó sẽ đi về đâu nếu như xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường. Nhiều phụ huynh không dám cho con đi học chỉ vì có quá nhiều tin tức về bạo lực ngày càng nhiều. Như vậy, vì một đất nước ngày càng vững mạnh chúng ta hãy cùng chúng tay ngăn chặn nạn bạo lực học đường. Và thực hiện thông điệp “Vì một môi trường học đường không có bạo lực xảy ra”.

Phạm Loan

Bài viết liên quan