Nhân vật Vũ Nương điển hình cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội lúc bấy giờ, em hãy chứng minh nhận định này


Có ý kiến cho rằng “Nhân vật Vũ Nương điển hình cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội lúc bấy giờ”. Bằng những dẫn chứng cụ thể, em hãy trình bày cảm nghĩ của mình về nhận định này.   

I. Dàn ý chi tiết cho đề chứng minh nhân vật Vũ Nương điển hình cho số phận và bi kịch của người phụ nữ xưa

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả và tác phẩm, nhân vật Vũ Nương: Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

2. Thân bài

  • Phẩm chất và đức tính của nàng khi còn sống với chồng: Đã thành nghĩa vợ chồng, Vũ Nương luôn giữ trọn phẩm hạnh, thông minh và đôn hậu
  • Cuộc sống xa chồng và chăm sóc con cùng mẹ chồng: Nàng một thân một mình chăm sóc con thơ và phụng dưỡng mẹ già
  • Nỗi oan của Vũ Nương: Đến năm sau, khi Trương Sinh từ chiến trường xa trở về, thế nhưng Vũ Nương không được hưởng cảnh vợ chồng sum họp
  • Vũ Nương sau khi được giải oan: nỗi oan của Vũ Nương đã giải tỏa, nhưng nàng đã mãi mãi không còn được làm vợ, làm mẹ nữa

3. Kết bài

Giá trị nhân đạo và ý nghĩa của tác phẩm: Nhân vật Vũ Nương là điển hình cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội lúc bấy giờ

>> Xem thêm:  Trình bày cảm nhận về nhân vật Dít trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

II. Bài tham khảo

Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Đây là một áng văn xuôi viết bằng chữ Hán trong thế kỉ XVI, được coi là một áng văn thiên cổ “Thiên cổ kì bút”. Chuyện xoay quanh nhân vật Vũ Nương – một người con gái bạc mệnh đáng thương với những phẩm chất tốt đẹp, tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời xưa.

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, nay thuộc huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Vốn xuất thân trong một gia đình “kẻ khó”, nàng vừa có nhan sắc lại có tư dung tốt đẹp, là một người danh giá. Trương Sinh, là con nhà hào phú, “mến vì dung hạnh” của nàng đã xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về. Đã thành nghĩa vợ chồng, Vũ Nương luôn giữ trọn phẩm hạnh, thông minh và đôn hậu, nàng biết chồng có tính “đa nghi” nên dã vô cùng cẩn trọng “giữ gìn khuôn phép” không bao giờ để xảy ra “bất hòa”.

auto draft 8 - Nhân vật Vũ Nương điển hình cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội lúc bấy giờ, em hãy chứng minh nhận định này
Nhân vật Vũ Nương điển hình cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội lúc bấy giờ, em hãy chứng minh nhận định này

Trong bối cảnh xã hội loạn lạc, Trương Sinh phải đi tòng quân nơi biên ải xa xôi, khi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương rót chén rượu đầy chúc cho chồng bình yên trở về, nàng chẳng mong chàng được áo gấm phong hầu trở về. Ước mong của nàng bình dị, coi trọng hạnh phúc hơn mọi công danh phù phiếm trên đời. Những năm tháng vợ chồng xa cách, nàng thương nhớ chồng da diết, mỗi khi nhìn ngắm đôi bướm lượn đầy vườn, mây vờn chân núi là nỗi nhớ không thể nào ngăn được. Đó hẳn là nỗi thương nhớ chung của những người chinh phụ trong buổi loạn lạc.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), từ đó nêu ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm này

Nguyễn Dữ đã vừa bộc lộ sự cảm thương với số phận Vũ Nương lại vừa ca ngợi đức tính thủy chung đợi chờ chồng của nàng. Không những vậy, nàng còn là người đảm đang và giàu tình thương, chồng đi trận, sau một tuần thì nàng sinh con trai đặt tên là Đản. Nàng một thân một mình chăm sóc con thơ và phụng dưỡng mẹ già, mẹ ốm yếu nàng hết sức chăm lo thuốc thang, “ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, khi mẹ chồng qua đời, nàng “hết lời thương xót”, lo liệu ma chay tế lễ rất chu đáo như đối với cha mẹ đẻ của mình.

Đến năm sau, khi Trương Sinh từ chiến trường xa trở về, thế nhưng Vũ Nương không được hưởng cảnh vợ chồng sum họp, hơn thế Vũ Nương còn bị chồng đẩy và bi kịch và vu oan là “mất nết hư ân”. Nàng đã phải nhảy mình xuống sông Hoàng Giang để minh bạch cho sự “đoan trang, trinh tiết, giữ lòng” của mình. Đến khi Trương Sinh thấu hiểu nỗi oan của vợ thì người đọc chỉ còn biết thương cho Vũ Nương cũng như bao người phụ nữ bạc mệnh khác. Phần cuối truyện tình tiết đậm tính chất hoang đường, nhưng qua những tình tiết đó nỗi oan của Vũ Nương đã giải tỏa, nhưng nàng đã mãi mãi không còn được làm vợ, làm mẹ nữa, bé Đản mãi mãi là đứa mồ côi mẹ.

>> Xem thêm:  Tập đọc: Âm thanh thành phố

Tóm lại, qua tác phẩm, Vũ Nương là người con gái công dung ngôn hạnh mà bạc mệnh, tác giả đã kể lại cuộc đời nàng với sự thương xót sâu sắc. Tuy có tính chất hoang đường nhưng tác phẩm lại mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Nhân vật Vũ Nương là điển hình cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội lúc bấy giờ.

Bài viết liên quan