Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão


Đề bài: Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Bài làm

Phạm Ngũ Lão là một vị tướng một nhà thơ có học thức uyên bác trong triều đình thời Trần. Bài thơ "Thuật Hoài" dịch nghĩa là Tỏ Lòng là một bài thơ hay thể hiện vẻ đẹp trong tinh thần yêu nước  trong tâm hồn tác giả dành cho quê hương dân tộc.

Mở đầu bài thơ tác giả Phạm Ngũ Lão đã mở ra cho người đọc một không gian vô cùng mênh mông bao la về cảnh núi non hùng vĩ. Một cảnh chiến đấu thể hiện sự khí thế hùng dũng của những người con trai yêu nước muốn bảo vệ quê hương của mình thoát khỏi sự xâm lăng của kẻ thù. Trong tư thế hiên ngang anh dũng những người lính ra chiến trường với một khí thế ngút trời tựa như có thể nuốt trôi một con trâu. Sự so sánh này vô cùng thú vị khi tác giả Phạm Ngũ Lão đã lấy cái hữu hình để so sánh với cái vô hình. Một con trâu để so sánh với khí thế đánh trận hào hùng.

Múa giáo non sông trải mấy  thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

Ngay từ những câu thơ mở đầu bài thơ "Tỏ Lòng" tác giả Phạm Ngũ Lão đã thể hiện sự hùng dũng của người chiến sĩ khi muốn bảo vệ đất, bảo vệ bờ cõi của mình trước kẻ thù. Thông qua những câu thơ ta có thể thấy được sự anh dũng khí thế ngút trời của những người nam nhi khi sinh ra trong thời kỳ có chiến tranh, có kẻ thù xâm lược. Họ là những con người yêu nước sẵn sàng xả thân vì quê hương tổ quốc của mình.

>> Xem thêm:  Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ “Mây và sóng” của Ta go

Hai từ "hoành sóc" thể hiện sự bất khuất, kiên cường, trong câu thơ thể hiện một khí thế hiên ngang ngút trời. Phạm Ngũ Lão  sinh ra trong thời kỳ nhà Trần có rất nhiều anh hùng nổi tiếng như Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn  chính vì vậy ít nhiều tác giả bị nhiễm bởi tư tưởng của hào khí Đông A của một thời kỳ vàng son trong lịch sử dân tộc nước ta. Nếu như trong câu thơ đầu thể hiện sự anh dũng khí thế ngút trời của những người nam nhi trong thời kỳ đó, thì ở câu thơ hai lại tập trung nói lên khí thế dũng mãnh của một đội quân kiệt xuất khi lâm trận. Một khí thế ngút trời anh dũng, tựa như có thể nuốt trôi một con trâu. Câu thơ thể hiện một không khí hào hùng của một thời đại dân tộc.

phan tich bai tho to long - Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Phân tích bài thơ Tỏ Lòng

Trong thời kỳ xưa những quan niệm lễ giáo của nhà Nho luôn ngấm sâu vào suy nghĩ của một con người. Người nam nhi sinh ra trên đời cần phải có chí hướng, có mục tiêu sống của mình, cần phải tạo nên sự nghiệp lớn. Đó chính là một mục tiêu một món nợ của người con trai sống ở đời. Nợ công danh không chỉ mong là quan chức hay địa vị mà nó chính là công danh trong việc trả nợ quê hương đất nước làm nên sự nghiệp lớn trong cuộc sống.

>> Xem thêm:  Dẫn chứng về sống đẹp, nghị luận về lối sống đẹp

"Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu"

Tác giả Phạm Ngũ Lão đã lấy điển tích về Vũ Hầu là nhân vật Gia Cát Lượng thời xưa ra để nói lên việc của mình. Tác giả cảm thấy hổ thẹn với bản thân khi mình chưa làm được nhiều việc lớn chưa tạo dựng được sự nghiệp riêng cho mình. Những tâm sự đó của Phạm Ngũ Lão khiến người đọc cảm nhận được tấm lòng đáng quý của tác giả dành cho quê hương đất nước. Đó là những suy nghĩ của một con người có tấm lòng yêu nước muốn làm nên sự nghiệp lớn cho đời.

Hình tượng mà tác giả Phạm Ngũ Lão nói lên trong bài thơ "Tỏ Lòng" thể hiện sự anh dũng kiên cường, của một người con trai luôn mơ ước làm nên sự nghiệp lớn, cho quê hương đất nước của mình. Một người nam nhi đầu đội trời hiên ngang khí thế. Những tư tưởng của Phạm Ngũ Lão thật sự vô cùng đáng trân trọng một tư tưởng của con người nam nhi có tư tưởng hoài bão lớn lao, muốn tạo nên sự nghiệp riêng cho mình, muốn tên tuổi của mình được như những anh hùng đi trước lưu danh thiên cổ.

Bài thơ "Tỏ Lòng" của nhà thơ Phạm Ngũ Lão đã thể hiện rõ nét sự oai hùng, khí thế hiên ngang anh dũng của những con người nam nhi yêu nước, có một ước mơ sống đẹp, sống có ý chí, mục tiêu rõ ràng. Đó là những con người có tấm lòng ngay thẳng muốn đem sức lực trí tuệ của mình ra để xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp hơn.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ và hành động về hành vi của người học sinh: Trang phục học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp với độ tuổi

Bình Minh


 

Bài viết liên quan