Phân tích Nỗi sầu oán của người cung nữ trích “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều- Văn 10


Đề bài: Em hãy phân tích Nỗi sầu oán của người cung nữ trích “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều

Có thể nói rằng chính những tục tuyển cung nữ là thực trạng tội ác của vua chúa phong kiến dường như cũng đã kéo dài hàng nghìn năm. Đã có biết bao nhiêu những thiếu nữ được tuyển vào cung. Và những người trúng tuyển phải ở “tiêu phòng” cho đến già họ đã phải chịu nỗi đau khổ vầ tinh thần đó chính là phải đoạn tuyệt với gia đình, làng xóm và họ như không được liên lạc với mọi sinh hoạt của xã hội bên ngoài.

Có thể thấy được chính số phận bất hạnh của những người cung nữ đã làm động lòng biết bao nhiêu các nhà văn, nhà thơ nhất là dưới thời vua Lê, chúa Trịnh. Có lẽ cũng chính vì thế mà cho đến nay một số tác phẩm viết về họ nhưng không tác phẩm nào có được tiếng nói tố cáo sâu sắc cũng như đanh thép như “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều.

“Cung oán ngâm” được ví như chính là khúc ca ai oán, uất hận của người cung nữ tài sắc lúc đầu thì được vua yêu chuộng hết mực. Và để rồi sau đóhọ lại như đã bị bỏ rơi thạt nhẫn tâm ở giữa tuổi thanh xuân. Và chính những nỗi hờn tủi như cứ theo ngày tháng mà dường như cũng đã dâng lên tràn ngập tâm hồn, giày vò, day dứt nàng khôn nguôi, ở trong cung cấm, quả thật lúc này nàng xót thương cho thân phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc. Và thông qua khúc ngâm, tác giả phản cũng đã như phản ánh tâm trạng đau khổ của người cung nữ khi họ đã phải sống trong cảnh đợi chờ đến tuyệt vọng. Hơn nữa tác giả còn đồng thời thể hiện quan niệm của mình trước cuộc đời bạc bẽo, phù du.

Có thể thấy trong đoạn trich đó chính là những sự đối lập giữa khung cảnh xa hoa, tráng lệ ngay cả chính với cuộc sống tối tăm u uất nơi cung cấm làm nổi bật bóng dáng nhỏ bé đáng thương và cho đến tội nghiệp. Ta cũng như đã thấy được nhà thơ đã chọn thời gian ban đêm để nhân vật trữ tình dễ dàng bộc lộ tâm sự của mình. Mực dù bị nhà vua bỏ rơi trong tòa nhà lộng lẫy tráng lệ đẹp đẽ mênh mông nhưng người cung nữ như phải chịu một nỗi tủi hờn đó là quanh năm suốt tháng phải sống trong sự cô đơn mà thôi.

>> Xem thêm:  Nguyễn Du được xem là "một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn". Anh (chị) hãy phân tích những tác phẩm mà mình yêu thích của Nguyễn Du để làm sáng tỏ nhận định trên

Khi bị đặt trong tình cảnh ấy, thì nhân vật- nàng ý thức rất rõ về thân phận mình và nhận biết rất rõ kẻ đã gây ra tai họa khủng khiếp cho đời mình. Nàng được biết đến là người đã bị giết chết không phải bằng gươm sắc nơi chiến trường mà bằng cách éo dài cuộc sống buồn bã, cảnh bị lạc long không ai có thể chia sẻ được niềm vui hay nỗi buồn. Mà trong tình cảnh đó thì lấy đâu ra những tâm trạng đa chiều khi nó đã được bao phủ bằng sự cô đơn quanh năm sầu khổ suốt tháng.

Chỉ với việc thông qua lời thở than oán trách của người cung nữ, hình ảnh nhà vua hiện lên đúng với bộ mặt của kẻ bạc tình đến oán hận.

Khoảnh làm chi bấy chúa xuân!

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.

“Khoảnh” trong câu thơ có nghĩa là chơi khăm, chơi ác. Có thể thấy được trong chính nỗi cô đơn giày vò, như đã giằng xé tâm hồn người cung nữ, khiến nàng phải cất lên lời oán trách gay gắt. Nàng lúc này cũng như đã nhớ lại những ngày được vua sủng ái, còn giờ đây, nàng như bị nhấn chìm trong sự hờ hững, lãng quên. Có thể thấy được chính nơi nàng sống thật đẹp đẽ và đầy đủ tiện nghi, nhưng tất cả đều trở nên vô nghĩa, trớ trêu, chí gợi thêm nỗi sầu, nỗi thảm trong lòng nàng mà thôi.

Tiếp theo đó chính là những câu thơ miêu tả nỗi thất vọng nặng nề của người cung nữ, là lời thở than và đúng hơn đó chính là những tiếng kêu đứt ruột. Mặc cho dù buồn bã hay oán trách, nhưng ta như thấy không một cảm xúc nào của nàng ở mức độ trung bình, vừa phải mà tất cả đều gay gắt, mãnh liệt:

>> Xem thêm:  Phân tích truyện cười Tam Đại con gà và liên hệ cuộc sống thực tế hiện nay

Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm,

Vẻ bàng khuâng hồn bướm vẩn vơ.

Thâm khuê vắng ngắt như tờ,

Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo.

Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ,

Dấu dương xa đám cỏ quanh co.

Lầu Tần, chiều nhạt vẻ thu,

Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông.

Và chính với năm khổ thơ tiếp theo miêu tả cuộc đày ải kéo dài với những thất vọng nặng nề trong cảnh ngày ngóng đêm trông, những nỗi nhớ như cứ đau đáu chờ đợi nhà vua của người cung nữ. Ta như thấy được chính những nỗi sầu có lúc lên đến đỉnh điểm, biến thành tâm trạng u uất, bức bối tưởng như nghẹt thở:

Lạnh lùng thay giấc cô miên,

Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.

Có lẽ rằng chính giấc ngủ cô đơn lạnh lùng đáng thương biết mấy. Và nén hương đốt lên để cho không khí trong tiêu phòng ấm áp hơn và cũng như để chó thơm tho nhưng chỉ đem lại cho người cung nữ cảm giác vắng lặng, và cũng như rất tịch mịch đáng sợ. Hình ảnh bóng đèn thắp lên cốt để ánh sáng xua đỡ bóng đêm nhưng chí gây cho nàng cảm giác âm u, tăm tối. Đó chính là một cảm giác tịch mịch, thâm u không phải được tạo ra bởi mùi hương hay bóng đèn, mà chính là từ nỗi buồn chán, tuyệt vọng của người cung nữ.

Dường như đêm nào nàng cũng chỉ sống với cái bóng của mình:

Tranh biếng ngắm trong đồ tố nữ,

Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu.

Một mình đứng tủi ngồi sầu,

Đã than với nguyệt lại rầu với hoa!

Đoạn thơ trên như cứ nhắc đi nhắc lại cái hình dáng cô độc, cái hình dáng buồn tủi đáng thương của người cung nữ. Ta như thấy được chính những nỗi đau đớn, khắc khoải khiến nàng mệt mỏi, rã rời cả thân xác lẫn tâm hồn.

Ta có thể nhân thấy trong nỗi buồn như càng trở nên nuồn dai dẳng ấy chứa đựng sự quằn quại, tức tối:

Buồn mọi nỗi lòng đã khắc khoải,

Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ.

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng.

Đó chính là lời oán trách không nhẹ nhàng như của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm:

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tỳ bà hành của nhà thơ Bạch Cư Dị

Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ?

mà đay nghiến, uất ức, hằn học:

Giết nhau chẳng cái Lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

Có thể thấy được chính sự cay đắng trước sự thật phũ phàng, người cung nữ đã phải buông lời chì chiết. Nếu như con người nơi xa trường chết vì gươm kiếm nhưng những người cung nữ sẽ chết bằng những sự buồn tủi cô đơn. Có thể thấy được những thú vui ăn chơi của vua chúa đã đẩy cho những người con gai, những cung nữ như nàng đã phải chịu cảnh bị khóa xuân trong khi họ còn rất trẻ

Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ!

Xe thế này có dở dang không?

Dang tay muốn đứt tơ hồng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!

Ta như cũng nhận thấy chất trữ tình trong đoạn trích được tạo nên từ hai cảm xúc trái ngược nhau. Đó chính là một là cảm xúc buồn chán nặng nề do bị sống lâu ngày trong cảnh tù túng, nghạt thở, và thêm một điều thứ hai là cảm xúc khao khát hạnh phúc đời thường không nguôi thôi thúc, ám ảnh. Ta như đã có thể thấy chính nỗi chán nản đến mức tuyệt vọng và dường như đó chính là những nỗi khao khát cháy bỏng cộng hưởng tạo thành những làn sóng trữ tình dào dạt. Càng cô đơn càng tuyệt vọng.

“Cũng như đã cất lên tiếng nói tố cáo chế độ đa thê, chế độ cung tần mĩ nữ tàn bạo của các vua chúa thời phong kiến. Đồng thời, thông qua đoạn trích dường như cũng thể hiện được chính tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả. Chính tác giả như cũng đã thấu hiểu được nỗi lòng và tâm trạng của những người cung nữ. Tác phẩm quả thực là một tác phẩm hay gợi lại được rất nhiều những tình cảm suy nghĩ cho người đọc.

Nguồn: Văn mẫu hay

Bài viết liên quan