Phân tích bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu


Đề bài: Phân tích bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu

Bài làm

Tố Hữu là nhà thơ được nhận xét là thành công xuất sắc của thơ ca hiện đại và là một hiện tượng lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ Việt Bắc ra đời trong những năm thắng ngay ngắt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc, bài thơ cũng là tiêu biểu cho sự độc đáo của thơ Tố Hữu, ông gắn chuyện ân tình cách mạng với tình yêu đôi lứa để nhắc ta về tình thương mến, khắc cốt ghi tâm ân tình cách mạng.

Tố Hữu là nhà thơ sớm có giác ngộ lý tưởng cách mạng, ông tham gia cách mạng từ năm 19 tuổi vì thể mà con đường thơ của ông gắn liền với con đường cách mạng. Ông là nhà thơ trữ tình chính trị bậc nhất Việt Nam, được tôn vinh với nhiều danh hiệu cao quý và được nhiều tác giảnhắc đến “ Tố Hữu là ngôi sao lớn nhất trong bầu trời thơ ca thế kỷ XX”- theo Tô Hoài,..

Bài thơ Việt Bắc tác giả sử dụng lời độc thoại nội tâm của nhân vật “mình” để nói về đến sự gắn bó sâu sắc ân tình cách mạng. Giữa một bên kẻ là ở và một bên là người đi.Cuộc chia tay được tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “mình” và “ta”:

“Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.”

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Nhà thơ đã sử dụng một cách linh hoạt cặp đại từ:mình”, “ta” theo suốt chiều dài của bài thơ cũng như hoán đổi liên tục về vị trí đẻ phù hợp với hoàn cảnh của buổi chia li. Khi “mình về mình có nhớ ta” thì “mình” là nhân vật ra đi, “ta” là người ở nhưng khi ngược lại như “ta về mình có nhớ ta” thì “ta” lại là người ra đi, “mình” là kẻ ở lại. Trong bài thơ “Việt Bắc” tác giả đã vẽ ra cho thấy một bộ tanh tứ bình đặc sắc về tự nhiên nơi rừng núi hoang sơ, hùng vĩ. Thiên nhiên tuy hùng vĩ đến choáng ngợp nhưng góp phần làm nên chiến thắng cùng con người:

>> Xem thêm:  Hãy dựa vào nội dung bài thơ Tiếng hát con tàu để giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ. Bình giảng khổ thơ được lấy làm đề từ

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù

Mênh mông bốn mặt sương mù

Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.”

Tác giả sử dụng điệp từ “rừng” tạo ra một Việt Bắc với núi rừng hùng vĩ, trùng trùng, điệp điệp rừng xanh phủ kíp núi đồi, tạo thành bức tường che chở cho bộ đội “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Bộ tranh tứ bình được tác giả vẽ nên đầy sinh động qua tám câu thơ:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”

Rừng xanh không chỉ bao bọc, che chở cho người lính yên tâm kháng chiến mà còn tô điểm trên đường hành quân ấy những sắc màu riêng chỉ núi rừng mới có đó là bộ tranh bốn mùa tươi đẹp. Mùa đông là mùa rừng chụi vì rụng lá nhưng vẫn được tô điểm bằng những bông “hoa chuối đỏ tươi” làm ấm lên không gian trầm mặc, hiu quạnh, lạnh lẽo của núi rừng và của chính lòng người chiến sĩ. Đến với mùa xuân rừng thêm lộc mới, khoác nên mình vẻ đẹp tươi non, ngập tràn sắc trắng hoa mơ, hoa mận. Mùa hè đến rừng đắm chìm trong sắc vàng của rừng phách của âm thanh tiếng ve. Mùa thu về là lúc rừng có vẻ đẹp thơ mộng nhất, có ánh trăng thanh bình và tiếng hát ân tình thủy chung.

>> Xem thêm:  [Văn mẫu học trò] Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

phan tich bai tho viet bac cua tac gia to huu - Phân tích bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu

Phân tích bài thơ Việt Bắc

Nét đẹp nổi bật nhất của bài thơ mà tác giả muốn nhắc đến phải chăng là vẻ đẹp thủy chung, son sắc, là sự nghĩa tình với cán bộ, đồng bào miền xuôi:

“Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”

“Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”

Tố Hữu ca ngợi tấm lòng thủy chung son sắc qua việc miêu tả hoàn cảnh sống, sinh hoạt, ăn uống có phần thiếu thốn đồng qua đó đề cao truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: “thương người như thể thương thân” nhân ái, thủy chung. Vẻ đẹp của con người Việt Bắc còn vẻ đẹp trong chiến đấu, chiến thắng: kẻ thù xâm lược:

“Mười lăm năm ấy ai quên”

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về

Vui từ Ðồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”

Lòng yêu mến và tự hào về quê hương, về cách mạng của tác Tố Hữu nói riêng và toàn thể dân tộc nói chung đã lan tỏa thành khí thế chung, niềm vui chung của Tổ quốc, của đồng bào:

“Những đường Việt Bắc của ta

Ðêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Không gian núi rừng Việt Bắc dưới được tác giả Tố Hữu miêu ta sinh động, tuy đầy rẫy hiểm nguy nhưng góp phần tạo ra chiến thắng cho quân và dân ta. Đoạn thơ cuối tác giả sử dụng hai từ láy “điệp điệp”, “trùng trùng” kết hợp với nhuwxnh hoạt động của quan và dân ta trên đường hành quân đã khắc họa rõ nét một tập thể quân nhân dân lao động đang hừng hực trong khí thế của toàn dân tộc với sức mạnh lấn áp kẻ thù: “buớc chân nát đá”, “đèn pha bật sáng”, “ngày mai lên” thể hiện sự dồn dập bước đi về tương lai sáng ngời phía trước, “ngày mai” là ngày đất nước được giải phóng, được hòa bình

>> Xem thêm:  Soạn bài lập luận trong văn nghị luận

Bài thơ Việt Bắc được tác giả Tố Hữu vẽ nên là bức tranh thiên nhiên con người nơi núi rừng hoang sơ nhưng kết hợp với nhau, che chơ lẫn nhau cũng làm nên kháng chiến thắng. Kết với việc ngôn ngữ linh hoạt, câu từ phong phú đa dạng, hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc của tác giả và việc sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát, nghệ thuật đối đáp dân gian Tố Hữu đã tạo nên một tác phẩm xuất sắc cho nền thơ ca nước nhà giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Hằng

Bài viết liên quan