Phân tích nghệ thuật châm biếm trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc


Đề bài: Phân tích nghệ thuật châm biếm trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Bài làm

Nguyễn Ái Quốc là một nhà chính trị, cách mạng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Ông cũng chính là người đã tìm con đường đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.

Truyện ngắn Vi hành là một tác phẩm nổi tiếng kể lại chuyến viếng thăm mẫu quốc Pháp của vị vua Khải Định. Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng nghệ thuật châm biếm, đả kích để lột tả những trò lố bịch của Khải Định trong chuyến viếng thăm này.

Ngay từ tựa đề của tác phẩm “Vi hành” chỉ dùng cho những vị vua lỗi lạc, yêu nước thương dân muốn khảo sát tình hình dân chúng như thế nào nên thường ăn mặc giản dị đóng giả người dân để hòa chung vào nhịp sống của người dân.

Lắng nghe nỗi khổ của muôn dân. Nhưng Khải Định đi thăm mẫu quốc với những mục đích tham lam của mình, hoàn toàn vì lợi ích cá nhân của ông ta mà thôi. Chẳng có chút lợi ích quốc gia dân tộc nào ở trong đó sao có thể gọi là Vi hành.

Tác giả Nguyễn Ái Quốc đã vô cùng khéo léo, tinh tế khi viết truyện ngắn dưới dạng bức thư gửi cô em gái của nhà vua. Kể vì sự nhầm lẫn của những người dân Pháp khi cứ tưởng tất cả những người tóc đen, mũi tẹt da vàng đều là vua của An Nam.

>> Xem thêm:  Nghị luận về đức tính tự tin

Ông kể cho cô em gái mình nghe những chuyện hài hước đã xảy ra với mình khi đôi trai gái người Pháp nhận “nhầm” tác giả là vua Khải Định.

Mà buồn cười hơn nữa là mẫu quốc đáng kính nơi đi khai hóa nền văn minh cho nước khác cũng chẳng phân biệt được đâu là tên cách mạng cần theo dõi Nguyễn Ái Quốc và đâu là người cần tiếp đón vua Khải Định. Chính sự nhầm lẫn này đã mang tới cho người đọc những màn hài kịch cười ra nước mắt.

Tác giả Nguyễn Ái Quốc đã khai thác triệt để tình huống truyện châm biếm, thể hiện sự tinh tế trong cách mỉa mai chọc cười người khác nhưng ẩn ý trong mỗi câu chữ của mình tác giả đều muốn tố cáo thói chơi bời, ngu dốt của vua Khải Định. Một tên vua ham sống sợ chết nên đã bán nước ta cho Pháp.

Tác giả đã so sánh vua Khải Định với danh hề Sắc-lô một tay chuyên chọc cười thiên hạ. Qua những lời bàn tán trò chuyện của đôi trai gái ta thấy được rằng dưới con mắt người dân nước Pháp và giới chính quyền vua Khải Định thực chất của chỉ như một con rối, một chú hề mua vui cho người Pháp mà thôi chứ chẳng oai phong gì.

Thông qua những từ ngữ như “hắn đấy” “đâu phải hắn”…lối ngôn ngữ bình dân thể hiện sự khinh bỉ coi thường của người dân Pháp với vua một nước An Nam xa xôi. Một tên vua chỉ là bù nhìn, chúng có thể bóp chết bất cứ lúc nào vì vậy trong câu nói của mình những người Pháp hoàn toàn nói trống không không cần tỏ thái độ kính trọng với hắn.

>> Xem thêm:  Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi, từ: "Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội...Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."

Từ “hắn” được sử dụng như lời của một kẻ bề trên sử dụng cho người ăn kẻ ở bên dưới. Thể hiện thái độ thiếu tôn trọng, hoàn toàn coi thường vua Khải Định nước ta.

Để hiệu quả châm biếm tăng cao tác giả đã chọn hình thức viết thư, một bức thư gửi cô em họ mà tác giả hoàn toàn hư cấu dựa trên sự tưởng tượng của mình để có thể dẫn dắt câu chuyện được mạch lạc tinh tế nhất. Lối viết rõ ràng phóng túng thể hiện sự tinh tế khôn khéo của tác giả.

Trong câu chuyện kể với cô em gái tác giả đã vô tình cài cắm những đoạn hội thoại của đôi trai gái trên tàu điện để là tăng sự sinh động, hấp dẫn của truyện ngắn.

Cô em họ cũng là một nhân vật được tác giả hư cấu để giúp tác giả dễ dàng trong việc tố cáo tội ác của giặc khi tìm cách mượn tay vua Khải Định đầu độc người dân nước ta bằng những thói quen tệ nạn hai giống nồi như thuốc phiện, rượu và thuốc lá. Đây là những thứ làm suy kiệt tinh thần chiến đấu của người dân, là nhút chí người dân để chúng dễ dàng cai trị đất nước ta.

Nghệ thuật kể chuyện vô cùng hấp dẫn thay đổi thái độ linh hoạt, lúc là giọng trần thuật, khi thì giọng kể dịu dàng sâu lắm, lúc thì thủ thỉ tâm sự.

>> Xem thêm:  Từ trích đoạn vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nghĩ về niềm hạnh phúc khi được sống thực với mình và với mọi người

Vi hành là tác phẩm có tính chiến đấu cao của dân tộc ta, thể hiện tinh thần yêu nước của tác giả. Đồng thời qua tác phẩm tác giả tố cáo tội ác của vua Khải Định cũng như đất nước Pháp.

Tố cáo luận điệu khai phá văn minh cho dân tộc ta của Pháp hoàn toàn là giả dối chúng chỉ muốn cướp nước ta, vơ vét tài nguyên thiên nhiên của nước ta và bắt dân ta làm nô lệ cho chúng mà thôi.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan