Phát biểu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh


Phát biểu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Mở bài Cảm nhận tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Khi nhắc tới Xuân Quỳnh người ta thường nhớ tới những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng của một trái tim người phụ nữ đa cảm nhiều cảm xúc trong tình yêu,nhưng khi viết về tình cảm gia đình,thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng lắng đọng,khơi gợi cho ta biết bao nhiêu cảm xúc. Tiếng gà trưa là một tác phẩm đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết với những hình ảnh bình dị gần gũi mà thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục…cục tác cục ta

Thân bài Cảm nhận tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Mở đầu bài thơ là là hoàn cảnh của tác giả đang trên đường đi hành quân.Hoàn cảnh cụ thể gắn với thời gian và địa điểm hiện lên một cách rõ ràng. Địa điểm là trên đường đi hành quân bên những xóm làng nhỏ trong một buổi trưa thanh tịnh. Tiếng gà của những nhà dân quanh đó đang nhảy nhổ với tiếng “ cục ta cục tác” mang những âm thanh rất đỗi thân thương đó là hình ảnh hết sức quen thuộc của làng quê Việt Nam đa hiện lên trong tâm trí người đọc những hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam.

Nghe xao động nắng trưa

>> Xem thêm:  Biểu cảm về Thầy cô kính yêu của em

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Ở đoạn thơ trên tác giả đã kheo léo sử dụng biện pháp tu từ lặp lại được sử dụng ba lần,gợi nhớ về những kỉ niệm tươi đẹp được nhớ về tuổi thơ như làm cho tâm hồn mỗi người trở nên tĩnh lặng,mang theo những hoài niệm về cuộc sống thời thơ ấu bên bà đã trở nên thương nhớ hơn bao giờ hết.

Tiếng gà trưa

ổ rơm hồng những trứng

này con gà mái tơ

khắp mình hoa đốm trắng

này con gà mái vàng

lông óng như màu nắng.

tiếng gà trưa lại mang lên,đưa tâm trí của tác giả trở về với những hình ảnh kỉ niệm vè thời thơ ấu. Đó là về những chú gà mái màu lông mượt mà, được miêu tả như những màu sắc vàng óng mượt như màu nắng trưa yên ả.

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới

Biết bao nhiêu khó khăn khi mùa đông đến,trời giăng sương muối,bà lại không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà bị rét mong sao đàn gà khỏe mạnh đẻ nhiều trứng rồi ấp thành con để cuối năm có tiền mua cháu bộ quần áo mới. Cụm từ “ cứ hàng năm,hàng năm” có nghĩa là hết năm này sang năm khác cho thấy đức hi sinh tảo tần của người bà dành cho cháu của mình,đồng thời qua bài thơ ta cũng thấy được tình yêu vô bờ bến của bà dành cho người cháu.

>> Xem thêm:  Nhận xét về giọng điệu trong bài thơ Tức cảnh Pắc Bó của Hồ Chí Minh

Và món quà của bà dành cho cháu khi bán đàn gà để mua cũng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

Món quà tuy giản dị nhưng đó là món quà mà bà dành tặng làm cho người cháu cảm thấy vui thích.Tiếng gà,ổ trứng chính là những hình ảnh nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đâm về cháu nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng

Chính những giấc ngủ bình yên bên bà,ấm áp và hạnh phúc đó chính là động lực để nhân vật trở thành một người chiến sĩ tay cầm súng ra chiến trường.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi,cũng vì bà

 Vì lòng yêu Tổ Quốc

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Trong đoạn thơ cuối tác giả đã sử dụng điệp từ “ vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu cũng là vì bà,vì lòng yêu Tổ Quốc,vì tiếng gà cục tác bình yên những buổi trưa nắng,vì ổ trứng của bà đãnuôi dưỡng tâm hồn người cháu.Không phải vì điều gì lớn lao mà chính là vì những điều giản dị mà bà làm nên,vì lòng yêu Tổ Quốc xóm làng thân thương vì bà và những tuổi thơ gắn bó.Ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lên đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về bài Bánh trôi nước

Kết luận Cảm nhận tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Bài thơ “ tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh,được tác giả viết bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp với biện pháp tự sự,đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi lên đượcnhững kỉ niệm của bà và cháu gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc.Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện được tấm lòng yêu nước thiêng liêng và cao quý.

Bài viết liên quan