Soạn văn Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm


Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm đã đề cao vai trò của người hiền tài đối với sự hưng thịnh của đất nước đồng thời qua đó tác giả cũng kêu gọi, khích lệ người hiền giúp nước. Để hiểu một cách cụ thể và chi tiết nhất về văn bản này, các bạn hãy cùng tham khảo soạn văn Chiếu cầu hiền mà chúng tôi giới thiệu dưới đây  nhé!

I. Tìm hiểu về văn bản Chiếu cầu hiền

Câu 1: Anh chị hãy cho biết bài chiếu gồm có mấy phần và nội dung của mỗi phần? Từ đó, hãy khái quát nội dung chính của một văn bản cầu hiền?

– Bài chiếu gồm 4 phần:

+ Phần mở đầu (từ đầu đến “…ỷ trời sinh ra người hiền vậy”): Nêu vai trò của người hiền từ xưa tới nay

+ Phần hai (tiếp theo đến “… giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Thái độ của nhà vua trước thực trạng của đất nước, ước nguyện có người hiền phò vua giúp nước

+ Phần ba (tiếp theo đến “… vì mưu lợi mà phải bán rao”): Đường lối chiêu mộ người hiền của nhà nước.

+ Phần kết (còn lại): Lời bố cáo: kêu gọi người hiền ra giúp nước.

  • Nội dung chính của một văn bản cầu hiền, như thế gồm mấy phần sau:

+ Luận về vai trò, vị trí của người hiền

+ Nguyên nhân cầu hiền (lí giải bối cảnh đất nước, vì sao cần người hiền giúp nước)

>> Xem thêm:  Cảm nhận về chi tiết bát cháo hành mà nhân vật Thị Nở mang cho Chí Phèo và chi tiết ấm nước đầy và hãy còn ấm mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ

+ Nêu chính sách đãi ngộ, chiêu mộ của nhà nước với người hiền

+ Lời kêu gọi, khích lệ người hiền giúp nước.

Câu 2: Hãy cho biết: Bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu

-Đối tượng của bài chiếu: các sĩ phu Bắc Hà – các trí thức của triều đại Lê (cũ). Để thuyết phục được họ đòi hỏi sự khéo léo của người ban chiếu, bởi lẽ họ chính là các cựu thần triều Lê. Việc thuyết phục người hiền ra giúp nước thực chất là thuyết phục các nhân tài này cùng gây dựng một triều đại mới: Tây Sơn.

-Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là:

+ Nêu vai trò của người hiền: Tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: “người hiền như sao sáng trên trời cao” để ví người hiền với những tinh hoa, tinh túy trên trời đất. Hình ảnh so sánh “sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc thần” lại cho thấy việc người hiền phò vua giúp nước cũng giống như sao sáng chầu về ngôi Bắc thần là một việc hợp đạo trời, hợp với quy luật tất yếu. Như vậy, phần luận chung về vai trò của người hiền này là cơ sở để tác giả khẳng định: việc chiêu hiền đãi sĩ là một việc tất yếu, theo ý trời.

+ Thái độ của người hiền (sĩ phu Bắc Hà) trước thực trạng đất nước: “cố giữ tiết tháo như da bò bền”, “không dám nói năng như hàng trượng mã”, “đánh mõ giữ cửa”, “ra bể vào sông” → không đem tài năng của mình ra giúp nước, người thì bỏ đi mai danh ẩn tích, người thì im lặng giữ mình, người lại chỉ làm cầm chừng cho có.

+ Đặt câu hỏi: “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?” → hai câu hỏi đưa ra hai giả thiết, nhưng đó đều là hai giả thiết không đúng với hiện thực thời bấy giờ. Như vậy, hành động đúng đắn lúc này phải là đem tài năng ra phụng sự cho triều đại mới.

-Cách lập luận đó rất phù hợp với đối tượng bởi:

Tác giả sử dụng nhiều điển tích, điển cố trong Nho học để khiến cách diễn đạt vừa giàu hình ảnh vừa mang ý nghĩa tượng trưng, đồng thời thể hiện thái độ châm biếm nhẹ nhàng với thái độ của sĩ phu Bắc Hà với đất nước. Việc sử dụng những điển tích, điển cố đó cũng rất phù hợp với những sĩ phu Bắc Hà. Cách diễn đạt như thế cũng cho thấy bản lĩnh và tài năng của người viết: là người hiểu sâu biết rộng về văn chương, khiến người nghe không thể không nể phục, không tự cảm thấy xấu hổ vì tài năng của mình chưa được đem ra giúp nước.

>> Xem thêm:  Em hãy viết bài văn miêu tả về một trong những người thân của mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...)

-Nghệ thuật lập luận của bài chiếu:

+ Lập luận chặt chẽ

+ Thuyết phục khéo léo, có tình có lý, thái độ khiêm nhường của tác giả giúp bày tỏ thiện chí cầu hiền.

Câu 3: Qua bài chiếu, anh chị hãy nhận xét về tư tưởng, tình cảm của vua Quang Trung?

  • Thái độ, tình cảm của vua Quang Trung được thể hiện qau một số từ ngữ sau: “ghé chiếu lắng nghe”, “ngày đêm mong mỏi” → thái độ tha thiết trông chờ, rất chân thành của vị vua anh minh.
  • Ước mong sự trợ giúp của người hiền tài thể hiện qua hình ảnh so sánh: “sức một cây gỗ không chống nổi tòa nhà to” → một mình nhà vua không thể đương đầu với những khó khăn trong buổi bình minh của triều đại mới mà cần đến sự giúp đỡ, trợ lực của người hiền.
  • Giọng điệu chân thành, khiêm nhường song cũng tha thiết bày tỏ ước mong muốn cầu được người hiền đầy kiên quyết.
  • Bài chiếu thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, sự anh minh của vua Quang Trung với đường lối cầu hiền.

Bài viết liên quan