Soạn văn Sự phát triển của từ vựng ( Tiếp)


Soạn văn Sự phát triển của từ vựng (Tiếp theo) sẽ cung cấp thêm những đơn vị kiến thức bổ ích đồng thời định hướng cho quá trình tìm hiểu bài học thông qua hệ thống lời giải chi tiết. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

I. Tạo từ ngữ mới

1. Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó.

-Điện thoại thông minh: loại điện thoại thích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến về điện toán và kết nối dựa trên nền tảng cơ bản của điện thoại thông thường.

-Kinh tế tri thức: là nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất, giao dịch và phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

-Ngân hàng di động: là chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý các bài toán nghiệp vụ ngân hàng, mở rộng các dịch vụ điện tử

-Sở hữu trí tuệ: là quyền được sở hữu đối với sản phẩm trí tuệ được pháp luật phân định

-Đặc khu kinh tế: là khu vực kinh tế ưu đãi, dành riêng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

2. Trong tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình x + tặc (như “không tặc”, “hải tặc”,…). Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó.

-Lâm tặc, tin tặc, hải tặc, đạo tặc, khoáng tặc, phản tặc,…

>> Xem thêm:  Bài số 33: Họa Mi kể chuyện thế giới loài chim (Dựa vào văn bản Lao xao – Trích tuổi thơ im lặng của Duy Khán)

II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

1. Hãy tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích sau đây.

-Thanh minh, tiết, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tải tử, giai nhân.

-Bạc mệnh, duyên phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.

2. Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau:

a. Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong

-Bệnh AIDS

b. Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hóa, (chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng…).

– Hoạt động marketing

c. Những từ này có nguồn gốc từ đâu?

-Những từ này có nguồn gốc từ nước ngoài, mượn nguyên bản những từ ngữ của nước ngoài để biểu thị.

III. Luyện tập

1. Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu x + tặc ở trên.

-Mô hình x + thông minh: điện thoại thông minh, ô tô thông minh, điều hòa thông minh,…

-Mô hình x + hóa: đô thị hóa, lão hóa, công nghiệp hóa, thương mại hóa,…

2. Tìm năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó.

-Đường cao tốc: đường thiết kế cho xe chạy tốc độ cao trên 100 km/h

-Hàng hiệu: hàng hóa có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường

-Đa dạng sinh học: sự phong phú về gen, giống loài sinh vật trong tự nhiên

>> Xem thêm:  Tuần 22 - Rừng xà nu

-Đặc khu kinh tế: là khu vực kinh tế ưu đãi, dành riêng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài

-Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao.

3. Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 6 (bài Từ mượn) và lớp 7 (bài Từ Hán Việt), hãy chỉ rõ trong những từ say đây, từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, nô lệ

-Từ ngữ mượn của tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, nô lệ.

-Từ ngữ mượn của các ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, ca nô

4. Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi được không?

-Những cách phát triển từ vựng: phát triển nghĩa của từ và phát triển về số lượng từ ngữ (tạo từ mới hoặc mượn tiếng nước ngoài).

-Từ vựng của một ngôn ngữ là không thể thay đổi. Tuy nhiên do nhu cầu xã hội vận động và phát triển không ngừng nên từ vựng của một ngôn ngữ sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và nhận thức của con người bản ngữ. Chính vì vậy cần phát triển từ vựng để có thể đáp ứng được.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà

Bài viết liên quan