Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao


Đề bài: Suy nghĩ về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.

Bài làm

Có người nói rằng văn Nam Cao lạnh lùng quá, cái giọng văn sắc lạnh khi lột tả con người lẩn khất một tấm lòng bác ai, nhân đạo sâu sắc khiến cho người đời càng thêm càm phục tâm hồn tưởng chừng lạnh lùng ấy. Đọc truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, tôi bất giác rùng mình vì cái tài tình của nhà văn.

Nhà văn Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu thế kỉ XX với những đóng góp ở thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết và mảng đề tài cuộc sống con người lao động thời kì chống Pháp. Cuộc đời chật vật kiếm sống đã hình thành nên bối cảnh và con người trong trang văn Nam Cao một cách đậm nét và sâu sắc.

“Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu Nam Cao sáng tác năm 1943 sau này được dựng thành phim. Truyện ngắn đi theo khuynh hướng hiện thực do đó chủ yếu lột tả hiện thực xã hội trước cách mạng tháng Tám với bầu không khí sống ngột ngạt, u ám và con người bị rơi vào bi kịch tha hóa khi phải đấu tranh với nỗi lo cơm áo gạo tiền.

Truyện ngắn được thể hiện thông qua lời kể của nhân vật xưng tôi là ông giáo và nhân vật trung tâm là lão Hạc – một lão nông dân nghèo khổ, bất hạnh và chịu nhiều bi kịch.

>> Xem thêm:  Kể một câu chuyện mà em biết về lòng nhân ái

suy nghi cua em ve truyen ngan lao hac cua nam cao - Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc

Trước hết, có thể thấy truyện ngắn “Lão Hạc” đã bộc lộ tấn bi kịch của người nông dân trước cách mạng tháng Tám có thân phận nhỏ bé và vất vả lo kiếm sống mà lão Hạc chính là đại diện điển hình. Lão Hạc có hoàn cảnh éo le, có thể nói là éo le hơn nhiều gia đình nông dân khác. Lão góa vợ, có độc một mụn con trai thì do không đủ tiền cưới vợ mà bỏ nhà đi làm đồn điền cao su chẳng rõ tung tích, chẳng rõ ngày về. Mặt khác, lão Hạc sống “tiết kiệm từng đồng” để chờ ngày con trai về sẽ đưa cho nó lấy vợ. Nhưng một cơn bão lớn cuốn phăng cơ nghiệp – mảnh vườn nhỏ của lão. Cùng lúc đó, lão Hạc ốm nặng, tốn bao nhiêu tiền mới qua cơn thập tử nhất sinh. Như vậy, lão Hạc gần như chịu đựng mọi éo le, tai ương số phận.

Thứ hai, Nam Cao đã ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. Lão Hạc là một người nông dân cần cù, chăm chỉ. Lão Hạc kiếm sống bằng một mảnh vườn và tiết kiệm từng đồng. Lão Hạc là người giàu tình cảm. Lão nuôi con Vàng và dồn hết tình thương cho con trai vào nó. Lão Hạc là người biết tự trọng. Khi lừa bán con vàng bằng 1 liều bả chó lấy từ chỗ Binh Tư, lão Hạc đã ân hận tới mức mình là kẻ xấu xa lại đi “phản bội một con chó”, cuối cùng lão ăn bả chó để tự kết liễu cuộc đời, bảo toàn nhân phẩm.

>> Xem thêm:  Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru của Nguyễn Khoa Điềm

Thứ ba, Nam Cao đã tế nhị phê phán xã hội đương thời bấy giờ. Xã hội ấy khiến con người ta bị biến chất và tha hóa về nhân cách. Binh Tư là người đã bị tha hóa và lão Hạc đang trên con đường bị tha hóa. Xã hội bất công và hà khắc với người nông dân khiến họ rơi vào cảnh bế tắc, mà xưa nay “bần cùng sinh đạo tặc” là lí tự nhiên. Vậy nên có thể nói Nam Cao đã lấy cái chết của lão Hạc để vạch trần bộ mặt của chế độ phong kiến và bọn tay sai Pháp đã bức những con người yếu thế trong xã hội vào bước đường cùng phải tự chọn cái chết. Nam Cao cũng chỉ ra sự bế tắc của con người trước cách mạng khi không tìm được cách giải thoát tốt đẹp.

Về nghệ thuật, tác phẩm “Lão Hạc” khá đặc sắc khi tạo dựng nên hình tượng nhân vật lão Hạc cũng như miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật bằng hệ thống ngôn từ độc đáo vừa quen vừa mới lạ. Qua đó, tài năng và phong cách Nam Cao được bộc lộ.

Tóm lại, truyện ngắn “Lão Hạc” đã phơi bày một hiện thực đương thời thối nát và từ đó góp phần vào dòng văn hiện thực một tác phẩm giàu tính lịch sử và tính phê phán. Nam Cao sẽ mãi là nhà văn nhân đạo chủ nghĩa hiện thực lớn nhất thế kỉ XX.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đồng chí – Chính Hữu

Hoài Lê

Bài viết liên quan