Thời gian và không gian được miêu tả trong truyện ngắn Hai đứa trẻ như thế nào? Ấn tượng của anh/chị về cái bóng tối trong đêm phố huyện?


Thời gian và không gian được miêu tả trong truyện ngắn Hai đứa trẻ như thế nào? Ấn tượng của anh/chị về cái bóng tối trong đêm phố huyện?

Hướng dẫn

Gợi ý:

a) Cảnh chiều buông được miêu tả bưng những âm thanh

+ Tiếng trống thu không (Tiếng trống báo hiệu trời sắp tối, báo hiệu không có gì xảy ra ở trong thành (huyện) "Tiếng trống thu không… buổi chiều".

+ Tiếng ếch nhái từ đồng xa vọng vào

+ Trong cửa hàng, muỗi đã bắt đầu vo ve

– Cảnh chiều buông được miêu tả bằng hình ảnh của không gian:

+ "Phương Tây đỏ rực như lửa cháy"

+ Đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Dãy tre làng đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

– Cảnh chiều buông miêu tả bằng sinh hoạt của con người:

+ Chợ họp đã vãn từ lâu (người về hết, tiếng ồn ào cũng mất).

+ Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía

– Cảnh chiều êm ả như ru.

b) Cảnh đêm xuống

– Đây là thời điểm chuyển giao giữa ánh sáng và bóng tối. Đây là lúc nhá nhem tranh tối tranh sáng.

– Bóng tối đã ngập tràn trong đôi mắt của Liên. Bóng tối đã tràn lên tất cả. Không gian phố huyện đã có những điểm sáng nhưng dường như khoảng tối nhiều hơn. Ngay cả những hòn đá rải đường cũng “mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối,…”. Ánh sáng chỉ đủ le lói. Đó chỉ là “khe sáng”, “hột sáng”, “chấm sáng” mà bóng đêm thì vừa mênh mông, dày đặc.

>> Xem thêm:  Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt

Tối hết cả con đường thàm thẳm, con đường qua chợ về nhà, các ngõ về làng lại càng sẫm đen hơn nữa.

c) Ấn tượng về cái bóng tối trong đêm phố huyện

Bóng tối là chi tiết gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Bỏi lẽ bóng tối ấy gợi về những kiếp người sống chìm khuất, le lói, những thân phận con người ởmột ga xép nơi phố huyện của một tinh lẻ.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Bài viết liên quan