Tuần 22 – Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thư)


Tuần 22 – Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thư)

Hướng dẫn

I – KIẾN THÚC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Ngô Sĩ Liên (không rõ năm sinh, năm mất), người làng Chúc Lí, huyện Chương Đức, nay là xã Chúc Sơn, huyện Chương Mĩ, Hà Nội. Ông đã từng có thời gian tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Năm 1442, ông đỗ tiến sĩ và được cử vào Viện Hàn lâm. Đến đời Lê Thánh Tông, ông giữ chức Hữu thị lang bộ Lề, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán. Vâng lệnh vua Lê Thánh Tông, ông biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư (bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại).

2. Đại Việt sử kí toàn thư được hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử nước ta từ thời Hổng Bàng cho đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428). Bộ sử này dược biên soạn dựa trên cơ sở cuốn Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu ở thời Trần và Sử kí tục hiên của Phan Phu Tiên ở đầu thời Hậu Lê.

3. Đại Việt sử kí toàn thư thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa có giá trị sử học vừa có giá trị văn học cao như là một minh chứng về thời kì “văn sử triết bất phân”. Đại Việt sử kí toàn thư chép sử theo lối biên niên, ở đó, mỗi nhân vật, mỗi sự kiện lịch sử được đề cập thường gắn liền với một câu chuyện hấp dẫn, để lại những ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Đặc biệt khi ghi chép về cằc nhân vật lịch sử, tác phẩm đã không chỉ chú ý đến các sự kiện mà còn chú ý đến tâm lí, thái độ, hành động, tính cách của họ. Do đó chân dung của các nhân vật lịch sử được khắc hoạ khá sinh động và sắc nét, gần gũi với những nhân vật vãn học.

Đoạn trích về Trần Quốc Tuấn là một trong nhũng đoạn trích tiêu biểu cho cách viết nói trên. Đọc đoạn trích, ta cảm phục và tự hào về tài nãng và đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu (cũng là nhũng bài học làm người) mà ông để lại cho con cháu đời sau.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN

1. Qua lời trình bày về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn với vua có thể rút ra được mấy diều cốt yếu:

– Theo Trần Quốc Tuấn, chống giặc phải tuỳ thời mà tạo thế, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không có một khuôn mẫu nào nhất định.

– Song điều kiện quan trọng nhất để có thể chống giặc thành công là toàn dân phải đoàn kết, phải “cớ được đội quán một lòng như cha con thì mới dùng được’”.

– Muốn vậy, phải “khoan thư sức dân để lấm kể sâu rễ bền gốc” (giảm thuế khoá, bớt hình phạt, không sách nhiễu nhân dân, phải chăm lo đê’ nhân dân có cuộc sống ấm no, sung túc), đó chính là “thượng sách giữ nước vậy”.

Những câu trả lời đầy tâm huyết trên đây của Trần Quốc Tuấn, quả thực đã thể hiện được tài năng và sự đức độ của người anh hùng dân tộc, một vị tướng không chỉ có trí dũng song toàn, có lòng trung mà còn biết thương yêu dân, trọng dân và chăm lo cho dân hết mực.

2. Lúc sắp mất, cha Trần Quốc Tuấn dặn ông rằng: “Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Đối với lời cha dặn, ông “ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”. Sau này, ông dùng nó để thử lòng gia nô và hai con trai của mình nhằm phân định người hiền tài và kẻ bạc nhược nhỏ nhen.

>> Xem thêm:  Trình bày cảm nhận về câu nói: Đọc một cuốn sách hay cũng như được trò chuyện với người bạn thông minh

Trước câu trả lời của Yết Kiêu và Dã Tượng: ‘’Làm kế ấy tuy được phú quỷ một thời mà để lại tiếng xấu ngàn năm… Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu…”, Trần Quốc Tuấn “cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người”.

Trước lời ứng xử thấu tình đạt lí của Hưng Vũ Vương, ông cũng vui mừng và “ngầm cho là phải”. Thế nhưng khi vừa nghe câu trả lời có ý bất trung của người con thứ, Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng, ông đùng đùng nổi giận rút gươm định trị tội đứa con nghịch tử ngay. Khi Quốc Tảng đã được tha rồi, ông còn nhất quyết căn dặn Hưng Vũ Vương không cho Quốc Tảng nhìn mặt òng lần cuối.

Cách ứng xử của Trần Quốc Tuấn trước gia nô và hai người con ruột, thể hiện lòng trung nghĩa với vua, với nước, không chút mảy may tư lợi. Ông cũng là một người có tình cảm chân thành, nồng nhiệt, thẳng thắn và rất nghiêm trong giáo dục con cái.

3. a) Những phẩm chất nổi bật của Trần Quốc Tuấn.

– Lòng trung quân ái quốc.

+ Lòng trung với vua của người anh hùng dân tộc thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với vận mệnh cùa quốc gia dân tộc. Lo cho dân cho nước, ông hết lòng, hết sức cung phụng hiến kế lâu dài giúp vua giữ nước an dân (những lời phân tích cận kẽ với vua về cách dụng binh, cách đánh giặc, cách giữ nước khi ông lâm bệnh).

+ Khi ông bị đặt trong sự lựa chọn giữa chữ hiếu với chữ trung (cha ông vốn có hiềm khích với vua Trần Thái Tông nên trước khi mất mới dặn ông lấy cho được giang sơn), ông đã đặt trung lên trên hiếu, đặt nợ nước lên trên tình nhà. Là một tín đồ trung thành của Nho gia nhưng ông đã không hiểu và làm theo quan niệm về chữ hiếu một cách cứng nhắc. Trung hay hiếu đối với ông đều phải lấy đại nghĩa làm đầu. Thái độ của ông đối với Yết Kiêu và Dã Tượng, với Hưng Vũ Vương và Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng khi nghe những câu trả lời của họ, càng tôn thêm tấm lòng trung nghĩa của ông.

– Trần Quốc Tuấn còn là một vị tướng anh hùng, đầy tài năng và mưu lược. Ông từng “lập nêncông nghiệp hiếm có", khiến cho bọn giặc phương Bắc khiếp sợ đến nỗi không dám gọi tên. Qua cách ông trình bày với nhà vua về thời và thế, vể tương quan ta – địch, kế sách của địch và cách ứng phó của ta, đặc biệt là việc chú trọng lấy sức mạnh đoàn kết toàn dân làm kế lâu dài, có thể thấy rõ tầm nhìn xa, rộng của một vị tướng tài ba.

– Đi đôi với lòng tiung nghĩa, tài dụng binh thao lược, Trần Quốc Tuấn còn là người có đức độ lớn lao. Ông khiêm tốn, “kính cẩn giữ tiết làm tôi", dù luôn được đức vua trọng đãi và ưu ái rất mực. Ông không bao giờ lạm dụng quyền danh. Ông chủ trương “khoan thư sức dân”, tận tình với tướng sĩ dưới quyền, soạn sách dạy bảo, khích lệ, tiến cử nhiều người hiền tài cho đất nước. Chính những điều tốt đẹp mà ông đã gắng công làm khi còn sống mà cho đến khi ông mất, dân gian ta vẫn tin rằng, ông có thể hiển linh phò trợ chống lại tai nạn và dịch bệnh. Trong tín ngưỡng của dân gian, Trần Hưng Đạo đã trở thành một trong bốn vị thánh bất tử đời đời giúp cho sự vững bền của non sông.

b) Nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử:

Xây dựng nhân vật Trần Quốc Tuấn, sử gia Ngô Sĩ Liên đã đặt ông vào nhiều mối quan hệ (với vua, với cha, với bề tôi, với các con,…) và trong những tình huống có thử thách (tình huống mâu thuẫn giữa trung và hiếu, tình huống khi có giặc mạnh kéo sang, nhà vua muốn thử lòng,…). Cách miêu tả ấy khiến cho nhân vật hiện lên thật sắc nét và sống động, đồng thời càng làm nổi bật lên những phẩm chất cao quý ở ông:

– Quan hệ với nước: Sẵn sàng vì đại nghĩa quên thân (ông nói với đức vua: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”).

– Quan hệ với vua: hết mực trung thành.

– Quan hệ với dân: hết lòng quan tâm lo lắng.

– Quan hệ với bề tôi và tướng sĩ: tận tâm dạy bảo, trọng hiền tài.

– Quan hệ với con cái: nghiêm khắc trong giáo dục.

Như thế, có thể nói, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một vị tướng toàn tài, toàn đức. Ông không những được nhân dân và quân sĩ ngưỡng mộ mà ngay cả quân giặc cũng một lòng kính phục. Đọc đoạn trích, ta thấy cảm phục và tự hào về Trần Quốc Tuấn, lại cũng không quên những câu chuyện đầy ấn tượng về ông. Sự thu hút ấy chính là nhờ vào tài năng của nhà viết sử.

4. Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện:

Đoạn trích kể về cuộc đời nhân vật theo lối đảo ngược thời gian: bắt đầu bằng một điểm mốc quan trọng trong cuộc đời nhân vật (sự kiện Hưng Đạo Vương ốm nặng), nhằm thu hút sự chú ý quan tâm của người đọc. Sau sự việc ấy, nhà viết sử mới ngược dòng thời gian kể về xuất thân, về tài mạo, hoàn cảnh gia đình, về những sự việc đáng chú ý trong cuộc đời của nhân vật. Tiếp đó, tác giả lại trở về với dòng sự kiện đang xảy ra (chuyện Trần Quốc Tuấn mất, chuyện được phong tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương). Sau những thông tin này, đoạn trích khép lại bằng phần ghi chép công lao và đức độ của nhân vật thông qua những câu chuyện kể sinh động như là phần giải thích cho những tước hiệu tôn quý mà ông được vua ban tặng lúc bấy giờ.

Cách kể chuyện này khá mạch lạc và khúc chiết – vừa giải quyết được những vấn đề có ý nghĩa then chốt về lịch sử: Nhân vật là ai? Có những đặc điểm gì dáng ghi vào sách sử? – vừa vẫn giữ được mạch chuyện tiếp nối lồ gích với nhũng câu chuyện sinh động, hấp dẫn làm nổi bật chân dung nhân vật.

Kĩ thuật kể chuyện của nhà viết sử không chỉ thể hiện ở lối kể đảo ngược thời gian nhằm tạo ra cái nhìn đa chiều về nhân vật, vừa diễn tiến vừa hồi ức, mà còn chêm xen những nhân xét khéo léo để định hướng cho người đọc (“ỏng kính cẩn giữ tiết làm tôi như thế đấy”, “thế là dạy đạo trung đó”, “ông lo nghĩ tới việc sau khi mất như thế đấy”, “ông lại khéo tiến cử người tài giỏi”, “ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy”,…).

>> Xem thêm:  Hỡi lòng tê tái thương yêu Giữa dòng trong đục, cảnh bèo lênh đênh Ngổn ngang bên nghĩa bên tình Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nào

Tóm lại, nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích điêu luyện, mang lại hiệu quả cao. Nó giúp người đọc tiếp nhận một cách hứng thú những gì mà nhà viết sử muốn truyền tải.

5. Chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là hình ảnh “tráp đựng kiếm có tiếng kêu” có ý nghĩa gì? Chọn một trong các ý sau:

a) Cho thấy tín ngưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân ta thời xưa.

b) Cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mức họ đã thần thánh hoá ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân, giữ nước.

c) Chỉ là những truyền thuyết để làm nổi bật tấm lòng thương dân yêu nước và khí phách anh hùng của ông – những nét đẹp đã trở thành bất tử trong lòng người.

d) Ý kiến khác.

Gợi ý: Chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Vương vừa cho thấy tín ngưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân ta thời xưa, đồng thời cũng cho thấy lòng cảm phục và sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc tới mức họ đã thần thánh hoá ông và cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân giữ nước. Hiện nay, ở rất nhiều nơi có đền thờ Trần Hưng Đạo. Dân gian sùng kính tôn ông là Đức Thánh Trần (một trong bốn vị thánh bất tử theo sự suy tôn của họ). Điều đó cho thấy uy đức của Hưng Đạo Vương có ảnh hưởng to lớn và sâu rộng trong thế giới tâm linh của người Việt. Như vậy, đáp án đúng là sự kết hợp của hai phương án a và b.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Tóm tắt đoạn trích:

Gợi ý: Tóm tắt cần thể hiện đầy đủ những khía cạnh về lòng trung với vua, với nước (trong những tình huống có thử thách), về tài năng, đức độ (lòng thương dân, sự quan tâm chăm lo cho tướng sĩ, sự khiêm tốn và cẩn trọng) của Trần Quốc Tuấn.

Tham khảo đoạn tóm tắt dưới đây:

Khi Hưng Đạo Vương ốm, Vua ngự tới thãm và hỏi về kế sách chống giặc. Đại Vương kể khấp xưa nay rồi nói: muốn thắng trận phải tuỳ thời mà tạo thế. Điều cốt yếu là có một đội quân một lòng như cha con. Vả lại phải lấy dân làm gốc, đó là thượng sách giữ nước của đấng quân vương.

Quốc Tuấn có tư chất từ nhỏ. Lớn lên, dung mạo khôi ngô, tuấn tú, tài trí hơn người. Trước khi mất, cha ông dặn phải lấy cho được thiên hạ. Ông ghi nhớ lời cha nhưng không cho là phải. Sau ông đem chuyện ấy kể cho gia nô và hai người con trai nghe để phân định người hiền tài, kẻ bạc nhược nhỏ nhen. Tất thảy đều rõ ràng hết cả.

Quốc Tuấn có công lớn, được Vua ban thưởng, gia phong là Thượng quốc công, Vua còn cho phép ông được quyền phong tước cho người khác. Nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho ai.

Quốc Tuấn từng soạn sách để kêu gọi, khích lệ binh tướng xả thân cứu nước giúp Vua. Ông lại khéo tiến cử rất nhiều người hiền tài cho đất nước. Bản thân Đại Vương cũng từng ra quân hàng trăm trận, lập nên công nghiệp hiếm có, tiếng vang còn truyền đến tận mai sau.

Mai Thu

Bài viết liên quan