Tuần 30 – Truyện Kiều (tiếp theo – Đọc thêm: Thề nguyền)
Tuần 30 – Truyện Kiều (tiếp theo – Đọc thêm: Thề nguyền)
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Vị tri đoạn trích
Sau ngày tết Thanh minh, Kim Trọng chuyển hẳn đến gần nhà Thuý Kiều thuê trọ và tình yêu giữa hai người bắt đầu chớm nở. Nhân ngày cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã chủ động gặp gỡ và tâm sự với chàng Kim. Chiều tà, nàng trở về nhà nhưng được tin mọi người vẫn còn ở bên nhà ngoại, nàng lại quay trở lại nhà Kim Trọng. Đêm ấy, dưới ánh trâng vằng vặc, hai người đã cùng nhau thề ước nguyện sống trọn đời chung thuỷ với nhau. Đoạn trích này, đoạn từ câu 429 đến câu 450 trong Trưyện Kiều, kể lại cụ thể diễn biến nội dung việc ấy.
2. Đoạn trích Thề nguyền thể hiện khá rõ quan niệm về tình yêu rất tiến bộ của Nguyễn Du. Vẫn bằng sự kết họp linh hoạt giữa ngôn ngữ kể và tả, giữa ngôn ngữ tác giả và nhân vật, Nguyễn Du đã đặc tả cái không khí khẩn trương, gấp gáp, vội vã nhưng vẫn trang nghiêm, thiêng liêng của đêm thế ước. Màn thề ước diễn ra thoáng chốc song cũng rất phù hợp với cơn bão tố sắp ào đến vùi dập tình yêu và biết bao ước mơ đẹp đẽ của Thuý Kiều.
II – HUỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN
1. Trong cái sự vội vã của Thuý Kiều, độc giả nhận ra được sự chuyển biến tất yếu trong tình yêu của đôi trai tài gái sắc, nhưng dường như điều đó cũng chứng tỏ Kiều đang bị ám ảnh bởi định mệnh. Vì thế cái không khí của đêm thề ước diễn ra vội vàng và gấp gáp. Để diễn tả điều này, Nguyễn Du đã dùng hai từ “vội” và “xăm xăm”. Nó nói lên cái nhịp điệu khẩn trương của cuộc thề nguyền. Kiều như tranh đua với thời gian và định mệnh đang ám ảnh mà cũng vì tình yêu với Kim Trọng mà Kiều vội vã, khẩn trương đến với chàng Kim. Đây là một nét mới trong cách nhìn tình yêu của Nguyễn Du. Ngày xưa, trong quan hệ nam nữ, thông thường bao giờ người con trai cũng phải đóng vai trò chủ động. Nhưng ở đây, Nguyễn Du đã nhấn mạnh sự chủ động của Kiều. Đó là một cái nhìn rất tiến bộ có ý nghĩa vượt thời đại của đại thi hào Nguyễn Du.
2. Không gian thơ mộng và thiêng liêng của đêm thề nguyền được tả bằng các hình ảnh: ánh trăng nhặt thưa, ngọn đèn hiu hắt. Đồng thời chính “Tiếng sen khẽ động giấc hoè” (tiếng bước chân nhẹ nhàng của người đẹp) đã tạo cho Kim Trọng cảm giác đang sống trong mơ (Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng). Rồi nó được thắp sáng hơn, thơm hơn và ấm áp hơn từ sự nhiệt thành nhưng cũng đầy cung kính của Thuý Kiều và Kim Trọng. Không gian thề nguyền thật đẹp, nhưng có cảm giác hư ảo, không có thực. Có lẽ ngay trong trường đoạn thề nguyền, đính ước, nhà thơ đã muốn tạo cho người đọc cái litah cảm về sự mong manh dễ vỡ của cuộc tình này.
3. Đoạn trích này có một sự liên hệ khá chặt chẽ với đoạn trích Trao duyên. Qua cách miêu tả của Nguyễn Du, chúng ta có thể nhận thấy ngay từ trong màn thề ước này, tình yêu của hai người đã rất thiêng liêng. Sự gắn bó giữa họ không chỉ là do tình cảm tha thiết mà còn mang dấu ấn của tâm linh. Lời thề của họ trong đêm ấy đã được vầng trăng chứng giám, được ghi nhận bởi đấng tối cao. Đoạn Trao duyên là sự tiếp tục một cách logic quan niệm về tình yêu của Kiều. Nó cho thấy không chỉ khi tình yêu vuột mất và ngay cả khi đã phải sống cuộc đời hoen ố, Kiều vẫn một mực coi trọng mối tình đầu, coi trọng lời thề ước năm xưa như một báu vật cao quý, thiêng liêng. Ngược lại đoạn trích này là một cơ sở chắc chắn góp phần hiểu đúng đoạn Trao duyên, cũng như hiểu đúng sự nhất quán và sâu sắc trong tình yêu mà Thuý Kiều dành cho Kim Trọng.
Mai Thu