[Văn mẫu học trò] Cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du


[Văn mẫu học trò] Cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Giới thiệu đoạn trích trao duyên trong tác phẩm truyện Kiều.

2. Thân bài:

2.1. Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân.( 26 câu đầu)

Thúy kiều đặt vấn đề trao duyên cho Thúy Vân.( 8 câu đầu)

* Lời nói:

+ “ cậy”; “ chịu”: Buộc người mình tin phải nghe theo, không thể từ chối.

* Cử chỉ:

+ “Lạy”: đức hi sinh cao cả của Vân phải chịu chấp nhận lấy một người mình không yêu.

=> Tạo lên vẻ trang nghiêm cho câu truyện Kiều sắp nói ra là vô cùng quan trọng.

* Giọng điệu: Thiết tha van nài.

* Kiều tâm sự với em: Hi sinh chư tình để làm chọn chữ hiếu. Mục đích để Kiều hiểu và chấp nhận.

Thúy Kiều trao duyên cho thúy vân

*Lí lẽ thuyết phục của Kiều.( 4 câu tiếp)

+ “ Ngày xuân” em hẵn còn dài: ý nói còn trong trắng hơn mình, tuổi không chênh lệnh.

+ “ Máu mủ”: tình máu mủ ruột thịt mong em hiểu và chấp nhận

+ “ Thịt nát xương  mòn”;“ ngậm cười chín xuối”: như một lời khẩn cầu đầy chua xót

=> Lời lẽ hết sức thuyết phục kín đáo vẹn tình.

* Kiều trao kỉ vật( 6 câu tiếp)

+ “ Chiếc vành”: cái xuyến bằng vàng fđò đeo tay của phụ nữ

+ “ Bức tờ mây”:  một tờ giấy có hình mây ghi lời thề ching thủy của kim kiều

+ : Phím đàn, mảnh hương”: đố thương gảy đàn.

=> Kỉ vật thiêng liêng trong tình yêu Kim- Kiều.

=> Tâm trạng khủng khoảng đau đớn xót xa duyên trao mà tình chưa dứt

* Thúy Kiều tâm sự với em( 8 còn lại)

+ Sử dụng nhiều từ ngữ: chỉ cái chết gửi cuộc sống ở cõi âm

=> Cái chết của tâm hồn kiều đau đớn tột

– “Đền nghì trúc mai”: Đền ơn đáp nghĩa.

– “Rưới xin giọt nước”: Tẩy oan cho chị.

=> Nỗi bứt rứt, dằn vặt trong lòng Kiều. Lúc này, Kiều như càng nhớ, càng thương Kim Trọng hơn bao giờ hết.

2.2. Kiều ứng đến Kim Trọng trong nỗi đau tuyệt vọng.

+ Sử dụng nghệ thuật đối lập: hiện tại- tương lai- quá khứ.

+ Hành động: lạy, gọi tên Kim Trọng…

+ Sử dụng nhiều câu cảm thán từ ngữ thống thiết: Ôi. Hỡi, thôi….

=> Khi hương đến kim trọng nàng luôn đau đớn tuyệt vọng.

Tiểu kết

-Nội dung:  Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi  trao duyên cho Thúy Vân và hường về tình yêu của mình và Kim Trọng.

-Nghệ thuật: Sử dụng nghệ thuật đối lập, câu cảm thán,…

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về đoạn trích

cam nhan ve doan trich trao duyen - [Văn mẫu học trò] Cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên

Bài văn tham khảo

Viết về Nguyễn Du, Tố Hữu đã từng có những câu thơ rất hay:

“Trải qua một cuộc bể dâu

Câu thơ còn đọng nỗi đau chân tình

Nổi chìm kiếp sống lênh đênh

Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”

Đại thi hào Nguyễn Du- một trong những nhà thơ tiểu biểu đóng góp cho sự nghiệp chói lọi của Văn học Việt nam, đóng góp cho dòng chảy văn học nước nhà. Nguyễn Du với những nhà thơ tên tuổi khác như: Hô Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,…. đã trở thành tượng đài văn học củ Việt Nam. Nếu so với các nhà thơ cùng thời về cách làm thơ để nói về “ chí” thì nét nổi bật trong thơ của Nguyên Du vẫn là đề cao cảm xúc, tức đề cao tình. Cái độc đáo nhất trong thơ của Nguyên Du chính là ngòi bút nhân đạo. Tác phẩm nổi tiếng làm lên tên tuổi ông chính là “ Đoạn trường tân thanh” hay ngắn gọn là “ Truyện Kiều”. Đoạn trích” Trao duyên” là đoạn thơ nổi tiếng  thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều với tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.

>> Xem thêm:  Kể lại kỉ niệm với con vật mà em yêu thích nhất văn mẫu lớp 3 tuyển chọn

Trải qua thời gian, Truyện Kiều đã sống chan hòa trong đời sống của toàn dân tộc. Không riêng gì Văn học Việt Nam mà trong Văn học Thế giới cũng hiếm có tác phẩm nào chinh phục được rộng rã người đọc như Truyện Kiều. Tác phẩm này được sáng tác dựa trên cốt truyện của” Kim vân kiều truyện”. Nguyễn du đã biết cách biến hóa cốt truyện trở thành một khúc ca sầu não bạc mệnh của người phụ nữ. Đoạn trích “Trao duyên” từ câu 723 đến câu 756 trong phần “Gia biến và lưu lạc”, tái hiện lại cuộc trò chuyện của chị em Thúy Vân Thúy Kiều. Gia đình gặp hoạn nạn, Thúy Kiều đành bán mình chuộc cha, không thể giữu trọn chữ tình nên đành nhờ Thúy Vân .

Mở đầu đạon trích là lời nhờ câu của Thúy Kiều với Thúy Vân:

“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”.

Tác giả dùng cách xưng hô chị em nhưng lại đặt vào tình cảnh trái ngược. Lẽ là bề trên Thúy Kiều là chị không cần dùng lời thưa, cậy nhờ nhưng ở đây nàng nói vậy để mở cho câu truyện vô cùng quan trọng. Lời nói “ cậy”,“ chịu” ý buộc người mình tin phải nghe theo, không thể từ chối. Thúy kiều “ lạy” Thúy Vân để muốn cảm ơn đức hi sinh cao cả của em, phải chấp nhận lấy người mình không yêu. Lời nói cử chỉ của Thúy Kiều vô cùng dứt khoát khi trao duyên cho người em của mình. “Đứt gánh tương tư” sự mong manh dễ vỡn. Sự ủy thác tình cảm này khiến nàng vô cùng đau đớn và tuyệt vọng và đưa ra những lời lẽ dứt khoát khiến Thúy Vân không thể từ chối.

“Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sòng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

Thúy Kiều nhớ lại trước đây khi gặp Kim Trọng, hình ảnh” quạt ước”, “ chén thề” sống lại trong kí ức tươi đẹp của nàng, sống lại vẻ đẹp của tình yêu để rồi nàng bất giác trước hiện thực đớn đau, sóng gió mang đến khiến gia đình phải rơi vào cảnh hoạn nạn,nàng đã thật sự phải từ bỏ chữ tình để làm trọn chữ hiếu.

Nàng nhận ra rằng chỉ có Thúy Vân mới thực sự xứng đang trong tình yêu này và dùng nhiều lí lẽ thuyết phục em:

“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây”

“ Ngày xuân em hẵn còn dài”  ý nói em còn trong trắng hơn mình, tuổi không chênh lệnh có thể giúpmình làm chọn chữ tình với Kim trọng. Kiều đã lấy hết lí lẽ mong rằng em “xót tình máu mủ” mà nhận lời giúp. Thậm chí, nàng đã lấy cả cái chết ra , dù có “thịt nát xương mòn” để mong Thúy Vân có thể hiểu và chấp nhận mối trao duyên này thế mới thấy nguyện ước trao duyên của Thúy Kiều tha thiết. ”.”Ngậm cười chín xuối”như một lời khẩn cầu đầy chua xót nghe thôi cũng đủ để ta cảm nhận được nỗi đau đớn tuyệt vọng của nàng. Hai chữ “thơm lây” khiến cho Kiều trở thành một người ngoài cuộc, chỉ mong vun vé cho cuộc tình này giúp em và Kim Trọng được hạnh phúc.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ về tình bạn trong cuộc sống

Nàng đã nén hết cảm xúc để trao lại cho Vân những kỉ vật mà nàng vô cùng coi trọng:

“ Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”

“ Chiếc vành” cái xuyến bằng vàng đồ đeo tay của phụ nữ.“ Bức tờ mây” là một tờ giấy có hình mây ghi lời thề ching thủy của kim kiều. Đây đều là những kỉ vật mà Kiều gắn bó với mối tình Kim trọng. Những kỉ vật trước đây nàng gắn bó với nó giờ đã đây đã phải mang ra để trao lại cho người em.Dù hết sức đau đớn nhưng nàng không còn cách nào khác. Ban đầu khi nhờ Vân nhận lời giúp mình nàng dùng rất nhiều lí lẽ thuyết phục để khi trao kỉ vật nàng lại cảm thấy đắn đo, do dự. Từ “ giữ” thể hiện tâm trạng không muốn trao hẳn kỉ vật mà chỉ cho em giữ hộ, Kiều có phần trong kỉ vật đó nhưng tình yêu đã không còn. Nàng như rơi vào hố sâu của sự hụt hẫng, cố bấu víu, lứu giữ một chút hạnh phúc cho riêng mình. Dù Thúy Kiều phải hi sinh mình nhưng em có nên vợ nên chồng “mệnh bạc” này vẫn luôn ghi nhớ. Những câu thơ cho thấy  tâm trạng khủng khoảng đau đớn xót xa của Kiều duyên trao mà tình chưa dứt.

“Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này,
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”.

Kiều đang nhìn về tương lai mù mịt của mình. Nàng nghĩ tới số phận của mình phải chết.Những lời Thúy Kiều nói với em thật giống như những lời từ biệt. Người xưa cho rằng: “ Mỗi khi đốt hương trông ra ngọc cỏ, lá cây lay động chính là có hồ về”. Nàng nói về như đã dự cảm về một tương lai sắp đi vào ngõ cụt.

Phận người con gái đẹp nhưng cuộc đời lại không đẹp như àng mong muốn. Trong những câu thơ tiếp theo lại là những lời đầy cay đắng:

“Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin chén nước cho người thác oan.”

Nàng Kiều lúc sống đã phải trải qua rất nhiều những đau khổ nên nếu có chết” hồn” nàng mang nặng lời thề là điều không thể tránh. Tác giả sử dụng Sử dụng nhiều từ ngữ chỉ cái chết gửi cuộc sống ở cõi âm để người đọc thấu được nỗi đau của nàng. Ngay cả khi ở thế giới bên kia thì Kiều cũng thể thanh thản mà còn nặng lòng với tình duyên .Cuộc đời đầy tăm tối và đau khổ này chính là đang tự xót thương thay cho bản thân nhưng cũng là lời tố cao đanh thép xã hội phong kiến đẩy nàng tới ngục tối.

>> Xem thêm:  Văn bản thông báo

Dù cho có nhiều đau khỏ nhưng nàng vẫn luôn hướng về Kim Trọng, hướng về tình yêu:

“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!”

“Gương gãy”, “trâm tan” là những hình ảnh diễn tả tâm trạng đau đớn đến tuyệt vọng của Kiều. Từ “ lạy” lặp lại lần hứ hai trong bài nhưng đây không phải cái lạy của chữ hiếu mà là lạy Kim Trọng, lạy mình yêu thương cũng mục đích gián tiếp bái vọng để tạ lỗi với chàng đã không thể làm tròn được chữ tình, không thể thực hiện được lời ước thề. Những hoài niệm, những kỉ vật Kiều luôn nhắc lại để thấy được sự đau đớn tuyệt vọng của nàng vì chữ hiếu đã buộc  phải chấm dứt và buông bỏ. Muôn vàn ái ân trước kia xin đưa vào kí ức, những kỉ niệm sẽ là quang thời gian đẹp nhất đối với nàng để giờ đây nàng đang phải đối mặt với  lựa chọn sống chết.

Những câu thơ cuối bài hiện rõ tâm trạng đau đớn luôn hướng về Kim Trọng:

“Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy, hoa trôi lỡ làng
Ơi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Nàng than thân mình bạc mệnh, “bạc như vôi”, “nước chảy, hoa trôi lỡ làng”, sự bất lực, phó mặc số phận vì không có tiếng nói. Kiều đã dùng rất nhiều từ ngữ gợi sự thống thiết: “ Ôi. Hỡi, thôi thôi,..” diễn tả sự đau khổ uất hận đành ngậm ngùi chấp nhận số phận bạc mệnh của mình. Kiều dùng từ “ phụ”  vì nàng tự cho mình là kẻ bội tình đã thay lòng đổi dạ với Kim Trọng. Khi hướng đến Kim Trọng nàng luôn đau đớn tuyệt vọng.   Tiếng gọi “Kim lang” vang lên hai lần nghe mới tha thiết làm sao.

Gía trị nhân đạo sâu sắc trong đoạn trích khiến ta cảm thông sâu sắc với số phận cuả Kiều. Đáng phê phán và lên án xã hội phong kiến mục nát đầy rẫy bât công đã đẩy những người phụ nữ và nông dân lượng thiện rơi vào cảnh hoạn nạn, tù tốn. Qua đó, ta càng thêm trận trọng và đề cao tâm lòng trung thủy son sắc của người phụ nữ không vì hoàn cảnh mà bán rẻ bả thân mình. Tác phẩm mang đậm tính chất hiện thực, phản ánh đời sống của người phụ nữ lúc bấy giờ, thể thơ lục bát uyển chuyển kết hợp câu thơ linh hoạt tạo tính ấn tượng trong lòng độc giả.

Đoạn trích Trao duyên đã thể hiện thành công tâm lí nhân vật. Nguyễn Du đã thể hiện lòng thông cảm, xót thương với bi kịch tình yêu và trân trọng phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ luôn sáng ngời trong xã hội đầy rẫy bất công.

Đỗ Thị Thu Trang

Bài viết liên quan