MS354 – Cảm nhận về hai đoạn thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây…” và “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc…”


Đề bài: Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:

– “Gió theo lối gió,mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay.”

< Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử>

– “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vờn con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

< Tràng giang – Huy Cận>

Bài làm

Khuynh hướng lãng mạn trong thơ mới những năm 40 thế kỉ 20 được nhiều nhà thơ thời đó hưởng ứng và chắp bút theo.Trong số đó,nhà thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận là hai nhà thơ nổi bật với lối thơ miêu tả thiên nhiên đẹp mà mang nhiều nét buồn.Có thể kể đến như hai khổ thơ trên.

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ với lối thơ khá khó hiểu và có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới.Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ in trong tập “Thơ điên” là bài thơ dễ hiểu nhất trong những tập thơ của ông.Đoạn trích trên là khổ thơ thứ hai trong bài thơ.Với những hình ảnh nội tâm,biện pháp gợi tả,ngôn ngữ tinh tế,giàu liên tưởng,bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê,là tiếng lòng của một người yêu tha thiết cuộc sống,con người.

Huy Cận lại là một nhà thơ chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp dù ông yêu thích thơ ca Việt Nam và thơ Đường.Bài thơ “Tràng giang” được đánh giá là một trong những bài thơ hay tiêu biểu nhất của Huy Cận in trong tập “Lửa thiêng”.Đoạn thơ được trích từ khổ thơ cuối cùng của bài thơ.Đó là nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm

Khung cảnh sông nước xứ Huế thơ mộng trong một đêm trăng đẹp được Hàn Mặc Tử thể hiện rất sinh động qua đoạn thơ.Song cũng là tình người,lòng người hàm chứa trong lớp lớp nghĩa ẩn dụ,bút pháp tả cảnh ngụ tình.Hiện lên trước mắt người đọc là một không gian thoáng đãng,cảnh vật huyền ảo,thơ mộng với mây,gió,trăng, nước.Người ta nói “hoa trong gương,trăng dưới nước”,vốn chỉ được nhìn chứ không thể chạm tới,mang đi,nhưng tác giả lại muốn trở trăng đi trong vội vã.Chữ “kịp” trở thành mắt thơ khi hé mở tâm trạng cuarthi nhân với tình yêu xứ Huế,yêu cái đẹp.Thi nhân đã rất tinh tế trong cách sử dụng các đại từ phiếm chỉ,câu hỏi tu từ,nhịp thơ 4/3,các điệp từ để nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên,yêu xứ Huế thơ mộng trữ tình.

gio theo duong gio - MS354 - Cảm nhận về hai đoạn thơ "Gió theo lối gió, mây đường mây..." và "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc..."

Mây cao, núi bạc, cánh chim mỏi,con nước dợn dợn là những hình ảnh được gợi ra trong đoạn thơ của HC.Đó là không gian trên cao trong một buổi chiều tà với những nỗi niềm riêng của nhà thơ.Một không gian tráng lệ,xinh đẹp lúc chiều tà,một tâm hồn lãng mạn lúc nhớ quê.Người ngắm cảnh,từ một con sông xa lạ, nhớ về con sông ở quê mình,nhìn những mây,những cánh chim về tổ mà nhớ nhà,nhớ khoảnh khắc sum họp gia đình.HC sử dụng sáng tạo ý thơ của Thôi Hiệu trong bài thơ “Hoàng Hạc lâu” để nói về nỗi nhớ quê của riêng mình,từ “dợn dợn” cũng là một từ mới thể hiện được hết tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh mây nước chiều tà.

>> Xem thêm:  Hãy đóng ông giáo và kể lại chuyện lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ

Có thể thấy cả hai đoạn thơ đều vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động và người ngắm cảnh lại bộc lộ tâm trạng mình trước thiên nhiên tựa gần gũi thân thuộc nhưng cũng xa lạ ấy.Về nghệ thuật,cả hai nhà thơ đều lựa chọn thể thơ bảy chữ và bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa hiện đại vừa mang được nét xưa để khắc họa lối suy nghĩ của mình.

Tuy nhiên,cũng có những điểm khác nhau giữa hai đoạn thơ mà ta dễ dàng nhận ra.Về nội dung,Hàn Mặc Tử viết về Huế về con sông cụ thể,còn “Tràng giang” lại viết về một con sông nói chung,con sông của nỗi nhớ quê hương.Ngoài ra,thơ Hàn Mặc Tử bộc lộ khao khát được sống được nắm bắt từng giây phút cuộc đời,còn thơ Huy Cận lại hướng về cố hương,gợi lại những tình riêng trong sâu thẳm “cái tôi” mình.

Hai nhà thơ cùng xuất hiện trong một thời đại,đều học từ thơ truyền thống và sáng tạo cách tân theo phương Tây vì vậy họ đều có những cái giống nhau trong sáng tác và những ý tưởng gửi gắm đến người đọc.Tuy nhiên,nghệ sĩ lại đòi hỏi mỗi người phải có một phong cách riêng,lối suy nghĩ riêng để tạo ra những màu sắc khác nhau đem đến cho độc giả,nên tác phẩm của họ cũng có rất nhiều những nét riêng tạo nên cá tính riêng của họ.

Cả hai đọan thơ trên đều mang đến cho người đọc những cảm xúc, tâm trạng rất riêng.Không chỉ vậy,các tác giả còn vẽ nên một thiên nhiên rất thơ mộng trữ tìnhđể lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người đọc.Vì vậy họ rất xứng đáng với vị trí đi đầu trong phong trào thơ mới Việt Nam.

>> Xem thêm:  Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân trong tác phẩm Mùa xuân của tôi

Lê Thị Hải

Lớp 12S2 – Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc

Bài viết liên quan