MS301 – Suy nghĩ về ý kiến: Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến…


Đề bài: Trong bức thư của một du học sinh Nhật Bản bàn về văn hóa Việt có đoạn: "Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách Lịch Sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường." Là một người Việt trẻ tuổi anh chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Bài làm

"Ôi đất nước bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy 

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta."

Tổ quốc ta gian truân đã bao đời, ngàn người đã ngã xuống, vô số người đã hi sinh, trải qua những năm tháng lịch sử kiên cường, chúng ta, những con người đất Việt đã gây dựng nên nền văn hóa thật tuyệt vời. Nhưng trong bức thư của một du học sinh người Nhật tại Việt Nam, ta thấy hiện lên một ý kiến đáng suy ngẫm :"Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường."

Chúng ta đã tự hào, hãnh diện vì có 4000 năm văn hiến – quá trình lịch sử lâu dài và gian lao gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước. 4000 năm! Đủ để hình thành truyền thống văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, "Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường" điều đó có nghĩa là gì? Nền văn hiến bốn nghìn năm trở thành một chương trong sách lịch sử hay nói cách khác : 4000 đã trở thành dĩ vãn chứ không được thể hiện trong văn hóa ứng xử hàng ngày của con người Việt Nam. Ý kiến trên đã yêu ra một lời khuyên, một vấn đề hiện thực: Đừng ngủ quên trong quá khứ, đừng chỉ tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc mà để nó dần dần bị quên lãng, hãy phát huy và thể hiện những truyền thống đó trong cách ứng xử đời thường, giữ cho nó không bị mai một, nhạt phai, giữ cho nó đẹp lấp lánh như ánh mặt trời.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về Hồ Xuân Hương – Tác giả của bài thơ Tự tình II

van hoa viet nam - MS301 - Suy nghĩ về ý kiến: Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến...

Chúng ta có 4000 năm văn hiến để tự hào, chúng ta có một Việt Nam với những con người tuyệt vời hơn tất thảy, chúng ta có một đất nước trải qua cái tàn khốc của đạn bom để rồi đòi đòi lại tự do, độc lập dân tộc. Những con người đã ngã xuống mà chẳng màng ghi danh, sống mãi như những bức tượng đài dầu lớp bụi thời gian đã phủ dài lên tấm áo. Chiến tranh, khói súng đã dấy lên lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, vẻ đẹp con người mang áo lính ngày ấy xứng đáng được chúng ta ngợi ca đến mãi sau này :

"Năm mươi sáu ngày đêm 

Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt 

Máu trộn bùn non 

Gan không núng, chí không mòn

Những đồng chí thân chôn làm giá súng 

Đầu bịt lỗ châu mai 

Băng mình qua núi thép gai 

Ào ào vũ bão."

Dành lại độc lập và trở lại với thời bình, không một ai có thể nghĩ rằng một đất nước nhỏ bé như Việt Nam có thể hồi phục và phát triển nhanh đến thế. Nhờ đâu? Chúng ta tuy nhỏ bé nhưng chưa bao giờ bé nhỏ khi ở cạnh nhau, hơn 90 triệu đồng bào Việt Nam đã cùng nhau tạo thành một thể thống nhất, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, vực dậy một tổ quốc đã lụi tàn vì chiến tranh, đó là điều khiến chúng ta tự hào. Chúng ta càng tự hào hơn nữa vì những tình cảm giữa những người còn chân chất, hồn hậu từ thời chiến đến thời bình, ngày đói, ngày no, miếng cơm nguội thời xưa còn san sẻ. Và chúng ta tự hào vì người Việt kiên cường, chịu thương, chịu khó, nỗ lực vươn lên, ví như đội tuyển U23 Việt Nam vừa dành ngôi Á quân trước con mắt tự hào của đồng bào và trước sự nhìn nhận của thế giới.

>> Xem thêm:  Những câu hát châm biếm

Nhưng chúng ta cũng nhận ra "4000 năm văn hiến" sắp trở thành "một chương trong trang sách lịch sử"đã nêu lên hiện trạng có thật trong xã hội ngày nay : Có những con người sẵn sàng bán nước vì tiền tài và vật chất, thật không may đó lại là những con người đứng đầu đất nước, tổ quốc Việt Nam. Tôi không nhắc tên chỉ muốn khiển trách người, người có thể đứng ở vị trí cao ấy bao lâu mà dám bán cả một vùng đặc khu 90 năm ròng rã? Người đã rời khỏi Việt Nam như thế nào và đã trốn ở đâu? Tôi thấy tiếc về những người lính áo vải vì tổ quốc mà chẳng ngại ra đi, tôi thấy tiếc cho chốn hậu phương nhịn cơm để đưa gạo ra nơi tiền tuyến, tôi thấy tiếc cho cuộc đời của Bác bôn ba vì giữ nước, giữ nhà và tôi thấy tiếc cả một dân tộc đã làm mọi điều để được tự do. Đất nước như máu thịt, xin đừng quên, tình người ngày xưa đẹp lắm, còn bây giờ thì sao? Đến khắp muôn nơi, không khó để bạn bắt gặp hình ảnh một người chỉ chăm chăm chiếc điện thoại mà bỏ quên mình, bỏ quên người, có lẽ bạn sẽ được chứng kiến cảnh mọi người lướt qua những người gặp nạn một cách thờ ơ, lạnh lùng quá đỗi.Từ bao giờ, vô cảm đã là một nỗi lo thường trực trong chúng ta? Xã hội sẽ trở nên ra sao nếu không có tình người? Hỡi người, xin hãy sống cuộc đời yêu thương ! Tôi muốn nói thêm nhiều nữa, để rằng sẽ thức tỉnh những người đã lạc bước, lầm đường, cũng như ý kiến của một du học sinh Nhật vẫn nhắc ta : Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Tuy nhiên, tôi cũng không hoàn toàn đồng tình với ý kiến trên, sẽ là phiến diện đều nói rằng bốn nghìn năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử, chứ không được không người Việt Nam thể hiện trong cách ứng xử đời thường. Chúng ta thừa nhận về một bộ phận người Việt đã có hành xử không đúng với truyền thống văn hóa dân tộc ta, nhưng không vì vậy mà chúng ta có quyền "vơ đũa cả nắm" mà quý tội cho cả dân tộc. Vẫn có những người với lòng yêu nước tuyệt vời, tình người sâu sắc, biết gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tôi tin rằng sau này những người đó sẽ còn tăng lên mãi. 

>> Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài Xa ngắm thác núi Lư của Lý Bạch

Là một người Việt trẻ tuổi, tôi sẵn sàng đứng lên cất tiếng nói của mình, tôi đã, đang và sẽ mãi mãi tự hào về một Việt Nam nơi tôi sinh ra, lớn lên và được dạy cách làm người. Bốn nghìn năm văn hiến cần chúng ta gìn giữ và phát huy, cùng với nhau chúng ta sẽ làm nên một Việt Nam đáng để tự hào!

Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 

Đất nước lớn lên khi dân bình biết trồng tre mà đánh giặc 

Tóc mẹ thì bới sau đầu 

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên 

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng 

Đất nước có từ ngày đó 

– Nguyễn Khoa Điềm –

Nguyễn Hợp Châu

Lớp 10D – THPT Quỳ Hợp I, Nghệ An

Bài viết liên quan