Phân tích bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy


Đề bài: Phân tích bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy

Bài làm

Bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy được sáng tác bằng ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, mộc mạc nhằm khuyên nhủ con người hãy biết trân trọng những gì giản dị, xung quanh mình. Nhà thơ Nguyễn Duy là một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nên trong những bài thơ của ông đều có những khí chất của một người lính.

Bài thơ "Ánh Trăng" được viết lên với những hoài niệm có cả quá khứ và hiện tại của tác giả. Trong đó xuyên suốt bài thơ là hình ảnh ánh trăng thủy chung trọn vẹn trước sau như một.

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ.

phan tich bai tho ngam trang - Phân tích bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn DuyPhân tích bài thơ Ánh Trăng

Trong khổ thơ đầu hình ảnh ánh trăng như một người bạn thân thiết gắn bó với tác giả. Ánh trăng vô cùng tinh tế, hòa nhập với con người. Con người và ánh trăng cùng đồng hành bên nhau, không rời xa. Ánh trăng chính là người bạn luôn đồng hành với con người. Trong thời kỳ chiến tranh, khi tác giả đi chiến đấu hành quân trong rừng thì ánh trăng chính là người đã dẫn đường đồng hành cùng với người lính trong chặng đường gian nan nhiều khó khăn, hiểm trở.

Trần trụi giữa thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa

Trong khổ thơ này ta vẫn thấy một hình ảnh ánh trăng giản dị, chung thủy gần gũi, như những người bạn thân thiết với tác giả. Nhưng trong khổ thơ lại có cảm giác "ngỡ" điều tưởng như không bao giờ xảy ra nhưng lại vẫn xảy ra. Con người đã không còn nhớ gì tới ánh trăng xưa cũ nữa.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn quang Sáng

  Từ hồi về thành phố
Quen đèn điện của gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đườ
ng

Trong khổ thơ tiếp theo của bài thơ  "Anh Trăng" của Nguyễn Duy thể hiện một cuộc sống đô thị, phồn vinh với những đèn cao tầng, nhà cao cửa lớn khiến cho con người quên đi người bạn thân thiết gắn bó với mình trong những ngày còn nghèo khổ, khó khăn, trong những đêm hành quân trong rừng sâu thăm thẳm chỉ có ánh trăng là người bạn thân thiết đó dẫn lối.

Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om,
Vội bật tung cửa sổ,
Đột ngột vầng trăng tròn.

Trong khổ thơ này thể hiện một cuộc sống đã có nhiều thay đổi. Từ ngày hết chiến tranh người lính về với cuộc sống hiện đại đã quên đi quá khứ từ thủa hàn vi, nghèo khổ của mình. Nhưng rồi một ngày khi những khu nhà cao tầng bị mất điện, ánh đèn sáng kia không còn, những con người mới giật mình vội vàng bật tung cửa sổ. Trong giây phút đó con người nhận ra hình ảnh ánh trăng tròn vẹn. Trong giây phút nhìn thấy ánh trăng tròn vành vạnh đó. Con người có cảm giác giật mình xúc động và cảm thấy xấu hổ bởi mình đã lãng quên người bạn gắn bó với mình từ thủa hàn vi. Trong giây phút mặt đối mặt đó tác giả Nguyễn Duy đã thể hiện một tâm trạng rưng rưng khi đối diện với người bạn thân thiết xưa kia của mình.

>> Xem thêm:  Đọc xong đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”, em có cảm nghĩ gì? Hãy phát biểu.

Vầng trăng tròn vành vạnh
 Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình

Trong khổ thơ cuối của bài thơ "Ánh Trăng" tác giả Nguyễn Duy đã sử dụng một biện pháp đối lập. Hình ảnh ánh trăng tròn chung thủy phải khiến cho tâm hồn con người ta phải xấu hổ, giật mình. Một tâm trạng xấu hổ, khi nhìn thấy ánh trăng vẫn như ngày xưa vẫn trước sau như một chỉ có con người là thay đổi.

Bài thơ "Ánh Trăng" của tác giả Nguyễn Duy cho người đọc cảm thấy sự mới mẻ, độc đáo trong cách sử dụng từ ngữ cũng như cấu trúc cú pháp để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng mạnh mẽ khó phai. Thông qua bài thơ tác giả Nguyễn Duy muốn nhắc nhở mỗi con người chúng ta hãy biết trân trọng những gì gần gũi giản dị trong cuộc sống.

Bình Minh


 

Bài viết liên quan