Phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng


Đề bài: Phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Bài làm

Bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một nhân vật gây được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Bởi những diễn biến nội tâm vô cùng sâu sắc của nhân vật. 
Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" được tác giả Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966 khi tình hình cuộc chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ của nhân dân cả nước đặc biệt là nhân dân miền Nam đang lên cao mạnh mẽ. Chuyện chính là lời tố cáo của tác giả với tội ác của chiến tranh, của kẻ thù đã gây cho đất nước ta.

Truyện ngắn viết về ông Sáu một người tham gia lực lượng vũ trang xa nhà khi con gái vẫn còn nhỏ, chiến tranh liên miên bảy tám năm tới khi ông về nhà nghỉ phép ba ngày thì con gái ông đã tám chín tuổi trở thành một cô gái có cá tính, có suy nghĩ nội tâm riêng của mình. Được về nghỉ phép ông Sáu mừng vui khôn xiết xa nhà đã lâu ông mong ngóng từng giây từng phút đến khoảnh khắc được ôm con gái vào lòng. Còn cô bé Thu con gái ông Sáu cũng luôn mong ước một lần được gặp ba của mình. Con bé thường nhớ tới ba và ngắm ba của nó qua bức ảnh chụp ngày cưới của ba mẹ mình.

>> Xem thêm:  Phân tích hình ảnh người mẹ hiền được bố En-ri-cô nhắc đến trong bức thư qua bài “Mẹ tôi”

phan tich nhan vat be thu trong chiec luoc nga - Phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Phân tích nhân vật bé Thu

Sau bao ngày trông đợi, chờ mong giây phút thiêng liêng đó đã tới. Ông Sáu vừa gặp con gái đã vội vàng ôm chầm lấy con gái mà gọi lớn "Thu con gái của ba". Nhưng đáp lại tình cảm nồng nàn da diết của ông Sáu, con bé Thu lại lảng tránh cái ôm của ba mình và chạy vào nhà gọi mẹ. Phản ứng khác thường của bé Thu làm cho ông Sáu ít nhiều vô cùng hụt hẫng. Những ngày sau đó, ông ở nhà tìm mọi cách để gần gũi con, thân thiết với con gái của mình. Nhưng bé Thu dù là một cô bé chỉ tầm tám, chín tuổi nhưng lại có cá tính mạnh mẽ, quyết liệt, có chút gì đó ương ngang, và gai góc. Cô bé Thu nhất định không chịu kêu ông Sáu bằng ba, luôn tìm cách lảng tránh, không thân thiện với ông Sáu. Khi má  bảo bé Thu ra kêu ba vào ăn cơm. Thì con bé đi ra ngoài sân nhìn ông Sáu và nói một câu trống không, không chủ ngữ chẳng vị ngữ "Vô ăn cơm". Thái độ lạnh lùng của bé Thu đối với mình làm ông Sáu buồn vô hạn. Ông không biết nguyên nhân vì sao mà con ông lại không nhận ông, tìm cách lảng tránh ông.

Trong bữa cơm, ông Sáu luôn cố gắng vun đắp tình cảm cha con, ông gặp miếng thức ăn để vào bát của bé Thu nhưng con bé né tránh sự quan tâm của ông Sáu, nó vung tay làm cho miếng thức ăn rơi xuống đất, khiến ông Sáu giận dữ đánh vào mông nó một cái. Con bé Thu không khóc nó chỉ bỏ nhà đi sang nhà ngoại ngủ. Tối hôm đó, lần đầu tiên người đọc hiểu được lý do vì sao con bé Thu không nhận ông Sáu là cha của mình, bởi ông Sáu không giống với bức hình ba nó chụp ngày cưới mẹ. Ông Sáu có những vết sẹo đáng sợ trên mặt làm con bé không nhận ra cha của mình. Nhưng cũng nhờ tối hôm đó, bé Thu biết được vì sao ông Sáu có những vết sẹo kia. Ông Sáu tham gia kháng chiến mỗi ngày ông đều đối diện với cái chết, bom rơi đạn nổ. Một lần bị thương tưởng như đã chết đã để lại những vết sẹo xấu xí gớm ghiếc trên khuôn mặt của ông. Khi nghe bà ngoại nó về những khó khăn mà ông Sáu phải đối diện khi ra chiến trường bé Thu đã khóc, bởi nó cảm thấy thương cho ba của mình.

>> Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Việt Bắc của tác giả Tố Hữu – Chương trình Ngữ văn 12

Sự bướng bỉnh của bé Thu chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài mà thôi, còn ẩn chứa bên trong nó là một nội tâm vô cùng sâu sắc, một trái tim ấm nóng tình cảm luôn dành cho ba của mình những tình cảm yêu mến nhất. Ngày ông Sáu phải lên đường ông nghẹn ngào chia tay con gái của mình "Ba đi nghe con" trong giây phút đó tình cảm của bé Thu đã được trào dâng mãnh liệt. Con bé ôm chầm lấy ba của mình mà nức nở nói rằng "Không cho ba đi. Ba phải ở nhà với con".  Sự bướng bỉnh của con bé đã mất đi mà nhường chỗ cho sự yếu đuối, một sự lo lắng mãnh liệt. Con bé Thu sợ ba mình đi sẽ gặp tai nạn rồi bị thương, nó lo lắng cho an nguy của ba mình. Tình cảm cha con trào dâng mạnh mẽ, tiếng ba mà cả ông Sáu, lẫn bé Thu mong chờ từ lâu được thốt lên nghẹn ngào đầy xúc động.

Thông qua nhân vật bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" nhà văn Nguyễn Quang Sáng muốn tố cáo tội ác của chiến tranh, khi kẻ thù đã gây ra những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho biết bao gia đình của nước ta chịu cảnh tan vỡ, chia xa, những đứa bé không được hưởng tình yêu thương trọn vẹn của cả cha lẫn mẹ. Bé Thu là một cô bé gai góc, có cá tính mạnh mẽ nhưng cũng là một người có trái tim nội tâm yếu đuối trọng tình cảm gia đình.
 

Bài viết liên quan