Suy nghĩ về câu nói: Leo lên đỉnh núi là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em


Trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley, thầy hiệu trưởng David McCullough đã nói: “Leo lên đỉnh núi là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em”.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu vào bài: thầy David McCullough đã từng phát biểu: “Leo lên đỉnh núi là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới phải nhận ra các em”.

2. Thân bài

– “Leo lên  đỉnh núi” là hình ảnh ẩn dụ cho những cố gắng học hỏi, phát triển bản thân để đạt đến những mục tiêu, những đỉnh cao tri thức mới.

– “Ngắm nhìn thế giới” là cách nhìn nhận về thế giới, khi đã có kho tri thức phong phú, người học không chỉ có thêm nhiều hiểu biết thú vị mà còn mở mang được tầm mắt, có những nhìn nhận đúng đắn về thế giới

–> Câu nói ‘Leo lên đỉnh núi là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em” là lời nhắc nhở sâu sắc đối với thế hệ học trò trong quá trình học tập và phát triển bản thân.

– Khi đã có vốn hiểu biết phong phú, ta có thể nhìn nhận và đánh giá thế giới ở tầm rộng và cả ở bề sâu.

– Cuộc sống là những hành trình mà chúng ta cần chinh phục không ngừng, đừng dừng lại ở một đỉnh cao nào đó, cũng đừng nên mãi hài lòng với nó mà cần thêm nỗ lực để chinh phục những đỉnh cao mới.

– Học là cho mình, để phát triển và hoàn thiện những kĩ năng cho bản thân, đừng lấy mong muốn, thái độ đánh giá của người khác làm động lực học cho mình.

>> Xem thêm:  Em hãy bình luận câu tục ngữ Lửa thử vàng gian nan thử sức

–  Khi học vì người khác, người học sẽ luôn vội vã và thành tựu là đích hướng đến duy nhất, dưới áp lực của nó người học có thể làm mọi cách, thậm chí là gian dối khi thi.

3. Kết bài

Học để người khác công nhận chỉ mang đến những vinh quang nhất thời nhưng nếu bạn học cho mình thì kiến thức sẽ mãi còn đó, và đó sẽ là hành trang để bạn tự tin bước vào tương lai.

II. Bài tham khảo

Chinh phục những mục tiêu sống cũng như việc leo lên một đỉnh núi, nơi ta chưa từng đặt chân đến. Khi thực hiện được những mục tiêu, bước chân lên những đỉnh cao, con người không chỉ hạnh phúc, trải nghiệm chân thực nhất cảm giác thành công mà còn là những bước tiến để chúng ta hoàn thiện mình, từ đó ta có thể tự tin nhìn nhận thế giới trong sự phong phú của nó. Bản chất của chinh phục những mục tiêu là để phát triển bản thân chứ không phải vì những hư danh mà người khác đặt lên mình.  Bàn về vấn đề này, thầy David McCullough đã từng phát biểu: “Leo lên đỉnh núi là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới phải nhận ra các em”.

“Leo lên  đỉnh núi” là hình ảnh ẩn dụ cho những cố gắng học hỏi, phát triển bản thân để đạt đến những mục tiêu, những đỉnh cao tri thức mới. “Ngắm nhìn thế giới” là cách nhìn nhận về thế giới, khi đã có kho tri thức phong phú, người học không chỉ có thêm nhiều hiểu biết thú vị mà còn mở mang được tầm mắt, có những nhìn nhận đúng đắn về thế giới. Câu nói ‘Leo lên đỉnh núi là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em” là lời nhắc nhở sâu sắc đối với thế hệ học trò trong quá trình học tập và phát triển bản thân. Theo đó học tập là để hoàn thiện, tiến bộ cho mình chứ không phải để làm vừa lòng người khác, không phải vì những khen ngợi hay danh hiệu sáo rỗng.

>> Xem thêm:  Anh/ chị hãy viết bài thuyết minh về cái kéo
suy nghi ve cau noi leo len dinh nui la de cac em co the nhin ngam the gioi chu - Suy nghĩ về câu nói: Leo lên đỉnh núi là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em
Leo lên đỉnh núi là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em

“Leo lên đỉnh núi là để các em có thể nhìn ngắm thế giới” khi chúng ta đặt ra những mục tiêu trong học tập và cố gắng hoàn thành được mục tiêu ấy, chúng ta sẽ sở hữu thêm lượng kiến thức phong phú. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện mục tiêu, ta còn rèn luyện thêm được nhiều kĩ năng cần thiết và có những bài học sâu sắc về phương pháp cũng như cách thức thực hiện. Có thể nói, khi chinh phục thành công một mục tiêu chúng ta sẽ dần trưởng thành, tiến bộ hơn trong chính quá trình học tập cũng như cuộc sống của mình.

Khi đã có vốn hiểu biết phong phú, ta có thể nhìn nhận và đánh giá thế giới ở tầm rộng và cả ở bề sâu. Khi ấy thế giới vẫn sẽ rộng lớn, kì vĩ nhưng không quá bí ẩn bởi chúng ta đã dần hiểu về nó và bắt đầu cho những cuộc chinh phục mới, đó cũng là tiền đề cho những thành công mới.  Cuộc sống là những hành trình mà chúng ta cần chinh phục không ngừng, đừng dừng lại ở một đỉnh cao nào đó, cũng đừng nên mãi hài lòng với nó mà cần thêm nỗ lực để chinh phục những đỉnh cao mới. Jeong Yoonho, trưởng nhóm nhạc huyền thoại DBSK từng nói một câu mà tôi rất tâm đắc “ Khi leo lên đến đỉnh một ngọn núi, để leo lên một ngọn núi khác cao hơn, nếu không đi xuống, làm sao có thể đi lên”.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tự tin và mất tự tin

Học là cho mình, để phát triển và hoàn thiện những kĩ năng cho bản thân, đừng lấy mong muốn, thái độ đánh giá của người khác làm động lực học cho mình. Nếu bạn học chỉ vì bố mẹ muốn thế, học vì những lời khen có cánh, vì những danh hiệu hào nhoáng, bạn vẫn sẽ có thể đạt được thành công nhưng lại chẳng thể cảm nhận được ý nghĩa của những thành quả mình đã đặt ra. Khi học vì người khác, người học sẽ luôn vội vã và thành tựu là đích hướng đến duy nhất, dưới áp lực của nó người học có thể làm mọi cách, thậm chí là gian dối khi thi.

Học để người khác công nhận chỉ mang đến những vinh quang nhất thời nhưng nếu bạn học cho mình thì kiến thức sẽ mãi còn đó, và đó sẽ là hành trang để bạn tự tin bước vào tương lai. Học tập tích cực nhưng hãy lựa chọn cách thức học, mục đích học sao cho đúng đắn nhất các bạn nhé!

Bài viết liên quan