Trước cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội nước ta


Trước cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội nước ta

Hướng dẫn

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Đề mở. Đề bài đặt ra một vấn đề xã hội rất đáng quan tâm ở nước ta hiện nay để người viết bàn luận một cách rộng rãi theo chủ kiến của mình, không định hướng trước hoặc khuôn vào một nội dung, ý tưởng nào cả. Phạm vi bàn luận rất rộng, người viết có thể bàn luận toàn bộ vấn đề hoặc chỉ đề cập, đi sâu vào một, hai khía cạnh mà mình tâm đắc và nắm vững nhất. Dưới đây là một số gợi ý về luận đề đặt ra của đề bài:

– Vì sao ở đất nước ta vẫn còn đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh?

– Cần nhìn nhận hiện tượng đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh đó như thế nào?

– Trách nhiệm và tình thương của cộng đồng trước hiện tượng xã hội đó:

+ Chống bệnh vô cảm, dửng dưng đối với đồng loại, ở đây lại là đồng bào trong một nước.

+ Xuất phát từ tình thương và trách nhiệm để có biện pháp giúp đỡ người nghèo, người tàn tật, bất hạnh một cách có hiệu quả nhất:

• Giúp đỡ về vật chất (tiền bạc, nhà cửa)… để họ vượt qua.

• Giúp đỡ về tinh thần, nghị lực, nghề nghiệp, cách sông… để họ tạo dựng cuộc sông, đi lên bằng chính đôi chân của mình.

• Lập các hội từ thiện, các tổ chức nhân đạo giúp người nghèo, người tàn tật,…

– Nêu những tấm gương tiêu biểu:

+ Về những cá nhân, tổ chức giúp đờ người nghèo, người tàn tật có hiệu quả.

+ Về những tấm gương vượt khó đi lên của chính những người nghèo, người tàn tật.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Nhiễu diều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Nhân dân ta vốn có truyền thông nhân đạo. "Thương người như thể thương thân", "Lá lành đùm lá rách" không chỉ là những câu nói cửa miệng mà chính là tấm lòng sâu thẳm và hành động chí tình của những người con Lạc cháu Hồng trôn dải đất hình chữ s từ bao đời nay đã cưu mang, đùm bọc lẫn nhau. Ngày xưa đã thế, ngày nay lại càng như thế. Truyền thông tốt đẹp của dân tộc đã gặp ánh sáng khoa học của thời đại để tạo nên những hiệu quả to lớn đẩy lùi cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội trên bước đường đi lên của đất nước.

Đất nước đang đổi mới, phát triển, đi lên nhưng cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn hiện hữu trong xã hội – chua xót và nhức nhối! Vì sao như vậy và cần nhìn nhận hiện tượng đó như thế nào? Đi lên từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu hàng ngàn năm nay, không thể một sớm một chiều có thể xóa bỏ ngay được cái đói nghèo ấy. Lại nữa, và đây mới là nguyên nhân chủ yếu, đất nước ta đã trải qua ba mươi năm chiến tranh ác liệt, hậu quả của nó để lại không chỉ là cái đói nghèo mà còn là nhừng cuộc đời bất hạnh của bao nhiêu con người tàn tật do chiến tranh, đặc biệt là những di chứng khôn lường của chất độc da cam đi-ô-xin mà kẻ thù đã rải xuống trên nhiều vùng đất nước và nhiễm độc vào hàng triệu con người. Nhìn nhận như vậy mới thấy được tội ác tày trời của kẻ thù xâm lược, càng nhận rõ sự đau khổ ghô gớm của "nạn nhân chiến tranh" mà nhân dân ta phải hứng chịu, càng thương yôu, chia sẻ và có trách nhiệm hơn đối với những cuộc đời bất hạnh đó. Đói nghèo và bất hạnh không còn là của riêng ai mà đã trở thành một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội đòi hỏi mọi người phải chung lưng đấu cật để cùng giải quyết. Ớ đây vừa là tình thương, vừa là trách nhiệm. Tinh thương giữa những con người với nhau "thương người như thể thương thân", nhưng cũng là trách nhiệm của "người trong một nước phải thương nhau cùng". Chính vì thế, chúng ta phải chống bệnh vô cảm, phải lên án những người dửng dưng, không quan tâm đến cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội nước ta. Vì chất độc da cam, nhiều cặp vợ chồng không thể có con hoặc chỉ sinh ra những quái thai; vì chất độc da cam, những em bé mới ra đời đã bị tật nguyền, không nhìn thấy ánh sáng, không nghe được âm thanh, không sinh hoạt như con người bình thường, trở thành gánh nặng và nỗi ám ảnh suốt cuộc đời của gia đình và xã hội… Những con người như thế, lẽ nào ta có thể dửng dưng, vô cảm được, trong khi ta được sông đầy đủ, sung sướng, được ăn ngon, mặc đẹp, được vui chơi, học hành thoải mái? Theo tôi, dửng dưng, vô cảm trước những con người này là một sự thất đức, chưa nói là có quan tâm đến họ, có giúp đỡ họ không? Bởi, không là họ hàng, nhưng họ cũng là đồng bào, cùng dân tộc, và chí ít, họ cũng là con người, là dồng loại của ta; và quan trọng hơn, họ chính là "nạn nhân" của một cuộc chiến tranh tàn khôc do kẻ thù gây ra trên đất nước ta, trên quê hương của họ. Lẽ nào lại có thể vô cảm, nhẫn tâm như thế!

Đương nhiên, số người vô cảm,- dửng dưng, nếu có, cũng chỉ là số ít và đó là điều đáng tiếc. Dòng máu thương người của dân tộc Việt Nam không cho phép như vậy. Và trong thực tế, cả nước đã đến với họ – những người nghèo, tàn tật, bất hạnh – để cùng sẻ chia, đùm bọc họ trong cánh tay yêu thương của mình. Nhiều tổ chức được thành lập – cấp Nhà nước, cấp tỉnh, cấp hội, đoàn thể,… – để cứu trợ; nhiều cơ quan, công ti, nhà máy, thậm chí không hiếm những cá nhân đã trở thành nhừng "Mạnh Thường Quân" của người nghèo, người tàn tật, người bất hạnh; nhiều bà mẹ, người chị,… đã trở thành những "bà Tiên", "bà Phật" của người nghèo ngày nay như trong cổ tích xưa, và nhiều câu chuyện đã trở thành huyền thoại như chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân vừa tự học đại học vừa nuôi hai người mẹ ruột và mẹ nuôi trong bệnh viện, cô sinh viên Nguyễn Thị Oanh tự kiếm sông để vừa học vừa nuôi ba chị em nghèo khiếm thị,…

Những nghĩa cử ấy, những tấm lòng ấy chắc chắn sẽ sưởi ấm, động viên nhiều cho những người nghèo, người bất hạnh vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sông. Sự giúp đỡ về vật chất (tiền của, nhà cửa) là rất cần để tạo dựng cuộc sống cho họ. Đó là yếu tố cần thiết ban đầu. Nhưng điều quan trọng hơn là phải truyền cho họ nghị lực, niềm tin và cách sông tự lập trên chính đôi chân và bàn tay của họ. Ai đó đã nói rất đúng: "Cho con cá đã quý, nhưng cho cái cần câu để câu cá còn quý hơn". Phải tạo cho họ một nghề nghiệp ổn định để họ tự sông và chính họ sẽ tự xóa bỏ cái đói nghèo và đẩy lùi sự bất hạnh cuả mình từng bước. Điều này mang ý nghĩa nhân văn lớn lao khi chính họ sẽ tự định đoạt lấy cuộc đời và hạnh phúc của họ. Trong thực tế đã có nhiều tấm gương người nghèo, người tàn tật, bất hạnh tự đi lên bằng nghị lực, niềm tin, sức mạnh của mình và họ đã trở thành những người hữu ích cho xã hội, được xã hội tôn vinh và yêu quý. Đó cũng là một tiền đề quan trọng giúp cho đất nước xóa bỏ đói nghèo, tiến lên xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như mong muôn của Đảng và nhân dân ta.

>> Xem thêm:  MS450 - Nghị luận xã hội về phòng chống tệ nạn xã hội trong học đường

Với những ý nghĩa đã phân tích trên đây, trong giai đoạn hiện nay, tình cảm, thái độ và sự quan tâm đôi với cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội nước ta chính là phẩm chất, lương tâm và thước đo giá trị của mỗi con người chúng ta.

ĐỌC THÊM

CHỐNG BỆNH VÔ CẢM

Trải qua các cuộc chiến tranh chống xâm lược, những cuộc đọ sức với thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Tình làng, nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã trở thành đạo lí của dân tộc. Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề của xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán thói xấu chỉ biết thu vén cho riêng mình: "Đèn nhà ai nhà nấy rạng", "Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại". Cuộc sống quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà nào đóng cửa biết nhà ấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cãi nhau, họ cùng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những con người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động,… Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hoà nhập với cộng đồng. Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người giống như một cái máy, "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về" một cách đơn điệu và tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không cao.

>> Xem thêm:  Em hãy tả một ngày mùa đông mưa phùn giá rét

Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một thầy giáo vô cảm chỉ giảng bài cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những trò còn học kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc trong khu dân cư để tìm cách tháo gờ, quan liêu, xa rời dân và dễ rơi vào tệ "hành" dân.

Tình thương là cái quý giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành máu trắng. Trái tim mỗi con người cần được thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sảng tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chông được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người có ý nghĩa.

Thu Trang

Bài viết liên quan