Bình luận nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng đại từ nhân xưng Mình- ta trong bài thơ Việt Bắc


Anh chị hãy bình luận nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng đại từ nhân xưng “mình- ta” trong bài thơ Việt Bắc.

Mở bài Bình luận nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng đại từ nhân xưng Mình- ta trong bài thơ Việt Bắc

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã có không ít nhà văn, nhà thơ dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu. Họ gửi gắm vào đó lòng yêu nước và quyết tâm giải phóng dân tộc. Nổi bật trong nền văn cách mạng, Tố Hữu là ngôi sao sáng. Nhà thơ đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, đặc biệt là bài thơ Việt Bắc. Góp phần vào thành công của bài thơ là nghệ thuật sử dụng thành công cặp đại từ nhân xưng “mình-ta”.

Thân bài Bình luận nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng đại từ nhân xưng Mình- ta trong bài thơ Việt Bắc

Tác phẩm được kết cấu theo lối đối đáp, toàn bộ tác phẩm là sự đối đáp của ta và mình giữa người ra đi và người ở lại trong khung cảnh một cuộc chia tay. Đây là kiểu kết cấu quen thuộc của ca dao, dân ca đặc biệt là những bài nói về tình yêu đôi lứa. Nhờ lối kết cấu đối đáp tạo ra sự đối thoại giữa người ra đi với người ở lại, qua đó diễn tả tình cảm gắn bó sâu lặng giữa những cán bộ kháng chiến với đồng bào Việt Bắc. Bề ngoài bài thơ là sự đối thoại nhưng thực chất là sự độc thoại. Hai nhân vật trữ tình mình và ta đều là sự phân thân của nhà thơ, qua đó giúp tác giả bộc lộ tâm trạng đầy đủ hơn và gợi sự đồng điệu trong lòng người đọc. Kết cấu đối đáp rất phù hợp với chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đó là ân tình cách mạng sâu nặng và đạo lí sống ân tình thủy chung giữa người cán bộ kháng chiến và quần chúng cách mạng. Kết cấu đối đáp truyền thống của văn học dân gian đã được Tố Hữu vận dụng sáng tạo, thành công.

>> Xem thêm:  Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm: "Em ơi buồn làm chi... Sao xót xa như rụng bàn tay"

Trong bài thơ Việt Bắc tác giả đã sử dụng linh hoạt đại từ mình-ta. Trong lời của đồng bào Việt Bắc đại từ mình  thường được sử dụng ở ngôi thứ hai để chỉ cán bộ kháng chiến. Còn đại từ ta được dùng ở ngôi thứ nhất là lời tự xưng của đồng bào Việt Bắc.

Ta với mình tưởng như chỉ có thể có một đời sống cá nhân trong ca dao, bỗng lớn dậy, đổi khác, hồn nhiên đi thẳng vào đời sống chung của dân tộc, bao quát hết những tình cảm lớn của thời đại :

 Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Và :

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Trong lời của người ra đi đại từ mình lại được dùng ở ngôi thứ hai để chỉ người ở lại. Còn đại từ ta dùng ở ngôi thứ nhất để chỉ những cán bộ kháng chiến.Đôi bạn tình giữa chiến khu Việt Bắc với những chiến sĩ cách mạng đã sống chung với nhau mười lăm năm thiết tha mặn nồng, giờ đây họ chia tay nhau vì những cán bộ phải rời Việt Bắc  để về xuôi trong niềm hân hoan chiến thắng tưng bừng của quân và dân ta.

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi

Những dòng thơ ấy nói lên tình cảm gắn bó son sắt. Tình nghĩa ấy được thử thách qua năm tháng.

>> Xem thêm:  Chất thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (trích đoạn Ngữ Văn 12, tập 1)

Có khi mình chỉ người cán bộ miền xuôi ta chỉ nhân dân Việt Bắc :

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

Có lúc cặp đại từ này biến hóa linh hoạt, chẳng hạn :

 Mình đi mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa

Câu hỏi do chủ thể Việt Bắc đặt ra cho mình. Câu thơ này độc đáo ở chỗ có nhiều cách hiểu về đại từ  mình . Có thể diễn giải như sau :anh đi anh có nhớ tôi (nhớ mảnh đất nơi anh từng sinh sống) hoặc anh đi anh có nhớ anh (nhớ những kỉ niệm của chính mình)

Ở đây có sự chuyển hóa rất độc đáo giữa ta với mình: Mình được dùng để chỉ bản thân (ngôi thứ nhất) nhưng còn để chỉ đối tượng thân thiết (ngôi thứ hai). Ta dùng chỉ bản thân (ngôi thứ nhất số ít) nhưng còn dùng để chỉ hai, hay nhiều người (ngôi thứ nhất số nhiều) :

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Và đôi khi thiên nhiên –con người cùng một lòng đáng giặc. Điều ấy được thể hiện qua đại từ ta :

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây hay Đất trời ta cả chiến khu một lòng

Ta và mình vừa là chủ thể, vừa là đối tượng, vừa phân đôi, vừa hòa nhập…thể hiện sự gắn bó keo sơn.

>> Xem thêm:  Phân tích truyện ngắn Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành

Có thể nói việc thay đổi liên tục ý nghĩa biểu đạt của hai từ ta và mình là một sự sáng tạo của bài thơ. Hai từ này có khi hình thành một cuộc đối đáp thực sự giữa người đi và kẻ ở, song có khi nó chỉ là sự phân thân, tự vấn của người đi để đáp lại tình sâu nặng của kẻ ở.

Cặp đai từ ta-mình trng kết cấu đối đáp của bài thơ đã đem lại màu sắc trữ tình cho tác phẩm Chuyện nghĩa tình cách mạng, chuyện ăn quả nhớ kẻ trồng cây, chuyện ân tình kháng chiến, đã hóa thành chuyện riêng tư mình-ta của đôi lứa gửi trao khi phải tậm xa nhau.

Ẩn sâu đôi lứa ta- mình là tâm trạng nhân vật trữ tình –nhà thơ Tố Hữu là tiếng lòng người cán bộ kháng chiến khi lên đường về xuôi thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới. Đối đáp chỉ là kiểu hình thức được lựa chọn để giãi bày tâm tình.

Kết luận Bình luận nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng đại từ nhân xưng Mình- ta trong bài thơ Việt Bắc

Bài thơ Việt Bắc là kiệt tác thơ Tố Hữu mà cũng là kiệt tác thơ cách mạng, thơ ca kháng chiến. Bài thơ thể hiện tài hoa nhiều mặt của nhà thơ Tố Hữu. Trong đó có nghệ thuật sử dụng cặp đại từ nhân xưng ta-mình. Bài thơ đậm đà tính dân tộc, thể hiện được truyền thống ân nghĩa thủy chung của tâm hồn con người Việt Nam.

Bài viết liên quan