Tuần 19 – Vợ chồng A Phủ (trích)


Tuần 19 – Vợ chồng A Phủ (trích)

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen. ông sinh năm 1920 ở làng Nghĩa – Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Tô Hoài gia nhập Hội Vãn hoá cứu quốc từ năm 1943. Trong kháng chiến chống Pháp cũng như khi hoà bình lập lại, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí và vãn nghệ.

Đến với văn chương, Tô Hoài sớm gây được sự chú ý với truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Từ sau năm 1954, ông viết nhiều và thành công ở nhiều thể loại khác nhau: từ truyện ngắn, truyện dài, hồi kí đến kịch bản phim rồi tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kì, tiểu thuyết, kí, hồi kí, tự truyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Năm 1996, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Tác phẩm chính: Dế Mèn phiêu hai kí (truyện đồng thoại, 1941), ớ chuột (tập truyện, 1942), Nhà nghèo (tập truyện, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953), M/ềrc Tây (tiểu thuyết, 1967), Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992), Chiều chiều (hồi kí- tự truyện, 1999), và gần đây nhất là tiểu thuyết Ba người khác, xuất bản năm 2006.

2. Truyện Vợ chồng A Phủ in chung trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện nhận được giải nhất về truyện, kí (cùng với Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc) giải thưởng của Hội vãn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Truyện Tây Bắc là kết quả của chuyến thâm nhập thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Trong chuyến đi này, Tô Hoài đã sống và gắn bó nghĩa tình với đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,… Và chính cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để Tô Hoài hoàn thành 3 truyện ngắn: Cứu đất cứu mường, Mường Gìơn giải phóngVợ chồng A Phủ.

Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn đậm chất thơ. Ngồn ngữ và lời văn rất giàu tính tạo hình và gợi cảm. Truyện cũng thể hiện tài năng sắc sảo của Tô Hoài trong việc trần thuật, xây dựng đối thoại và miêu tả nội tâm nhân vật.

Truyện đặt ra vấn đề số phận con người – những con người dưới đáy của xã hội – những con người bị tước đoạt hết tài sản, bị bóc lột sức lao động và bị xúc phạm nặng nề về nhân phẩm. Giải quyết vấn đề số phân con người, Tô Hoài đã thức tỉnh họ, đưa họ đến với cách mạng và cho họ một cuộc sống mới.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN

1. Mị là một cô gái trẻ đẹp, giàu tình yêu, khát vọng sống, là biểu tượng đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi Tây Bắc với những đặc tính: chăm chỉ, xinh đẹp, nội tâm phong phú, là niềm yêu, say mê của rất nhiều chàng trai. Nhưng người con gái tài sắc ấy lại phải sống một cuộc đời cơ cực, bất hạnh trong những năm tháng sống ở nhà thống lí Pá Tra, với tư cách một người con dâu gạt nợ. Mị cũng là dâu con trong nhà nhưng thực chất chỉ là dâu con trên danh nghĩa. Người đọc cảm nhận được sự tàn ác của nhà thống lí, số phận tội nghiệp, bi kịch của con người thông qua hình ảnh con rùa lùi lũi trong xó cửa. nhà thống lí, chưa bao giờ Mị là một con người, chưa bao giờ được đối xử là người mà chỉ được coi như trâu, như ngựa, như công cụ trong tay của phong kiến thống trị. Bi kịch hơn, sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Con người đánh mất ý thức tồn tại của cá nhân, đánh mất cả những khát khao, phản kháng, trở nên vô thức, vô cảm, trơ lì, chai sạn trước mọi đau khổ. Mị không sống mà chỉ tồn tại như một cái bóng dật dờ, leo lắt, vô nghĩa. Tô Hoài miêu tả bi kịch của Mị giống như một định mệnh có sẵn, một bi kịch suốt tháng, suốt năm, suốt đời.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về tình yêu quê hương trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Nhung người con gái xinh đẹp, tài hoa mà phải trải qua cuộc sống bi kịch, nô lệ đã đổi đời bằng chính sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng của mình. Nhũng tưởng sức sống ấy đã tê liệt, chết cứng cùng với sự mài mòn của bao đau khổ, tủi cực, của bao lần Mị muốn ngoi lên nhung lại bị dập xuống sâu hơn. Nhung sức sống ấy đã sống dậy mạnh mẽ trong đêm tình mùa xuân và đêm đông cởi trói cho A Phủ, đã thổi bùng lên nhũng khát vọng nhân sinh đẹp đẽ, mãnh liệt. Tiếng sáo có một sức mạnh diệu kì đưa Mị trở về quá khứ và sống trọn vẹn với con người giàu yêu thương, lắm khát vọng khi xưa. Mị sống với quá khứ không chỉ bằng hoài niệm mà còn bằng sự hồi sinh sức sống tiềm tàng. Mị tự tay thắp đèn, tự tay đem lại ánh sáng cho căn phòng tối tăm, tự tay thắp lên ánh sáng cho cuộc đời mình, khát vọng được sống, được làm người đã toả rạng từ đáy chăng? Đêm tình mùa xuân đã đưa Mị sống lại trong quá khứ, tạm nguôi quên hiện tại, nhưng lại chưa giải thoát được cuộc đời nô lệ cho cô. Sức phản kháng của cô gái bất hạnh đã được đánh thức từ nơi đây và được bùng phát trong đêm đông, khi bắt gặp giọt nước mắt A Phủ. Nếu tiếng sáo ma lực đưa Miị về ước vọng tuổi trẻ thì giọt nước mắt của người đồng cảnh lại đánh thức bản tính nhân hậu, yêu thương nơi cô. Cả một quá trình tự nhận thức được diễn ra trong Mị khi tình thương, sự phản kháng được đánh thức. Giọt nước mắt của A Phủ như một đốm sáng rọi vào cuộc đời Mị, như một mạch nước mát lành làm tan chảy những tê liệt, khổ đau để rồi Mị cứu người và tự cứu mình. Đó là hành động bất ngờ nối tiếp bất ngờ nhưng lại là hợp lí, tất yếu. Mị đã cứu người nhưng quan trọng hơn cô đã vượt qua chính mình để tự cứu mình. Tô Hoài đã dồn tất cả sức sống, khát vọng được sống, được vươn lên làm người trong những bước chạy của Mị, của A Phủ, thoát khỏi kiếp người nô lệ, về với tự do, về cuộc sống đích thực. Họ đã đổi đời, tìm sự sống, tìm đến khát vọng bằng chính sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của những con người biết cứu người và tự cứu mình. Sự đổi đời ấy chẳng phải bài ca đẹp cho khát vọng được sống, được làm người đó sao?

2. A Phủ là một nhân vật mang thân phận nô lệ, tôi đòi. Khác với cách miêu tả nhân vật Mị, Tô Hoài nhấn mạnh cuộc đời cô đơn của A Phủ. Vốn là một người mồ côi, không nhà cửa, không ruộng đất, phải đi ở dợ, chính xuất phát điểm này đã dự báo chuỗi đời bi kịch của A Phủ. Qua lời giới thiệu hết sức mộc mạc của tác giả, A Phủ hiện lên là một chàng trai khoẻ mạnh, chăm chỉ, khéo léo. Nếu Mị là biểu tượng của người con gái Tây Bắc xinh đẹp, tài hoa thì A Phủ là biểu tượng đẹp đẽ của những chàng thanh niên Tây Bắc mạnh mẽ, tháo vát, dũng cảm.

Tuy nhiên, Tò Hoài vẫn chú trọng miêu tả sự đối lập giữa A Phủ và cuộc đời bất hạnh mà A Phủ phải trải qua. Cuộc sống tôi đòi ở nhà Pá Tra đã biến A Phủ thành công cụ lao động đắc lực cho thống lí. Thay vào hình ảnh chàng trai yêu đời, thạo việc, đúc lưỡi cày giỏi, quay gụ tài,… A Phủ phải chôn vùi cuộc đời dưới roi vọt nhà thống lí. Nỗi cô đơn của cuộc đời cùng sự tủi nhục của thân phận bám riết lấy A Phủ. Sự dũng mãnh, tài năng của A Phủ đều bị chìm lấp dưới sự hoành hành của cái ác. Bên cạnh hình ảnh người con gái cam chịu của Mị thì sự tồn tại của A Phủ là minh chứng đầy đủ nhất cho sự thống trị của cái ác. Cái ác bủa vây, đè nén, bóp nghẹt số phận của con người. Không gian xã hội tưởng như nghẹt thở mà ở đó, người ta chấp nhân cái ác như một sự tồn tại ngẫu nhiên, tất yếu, khách quan. Số phận A Phủ cùng bản chất cái ác nhà Pá Tra đã lộ rõ trong cảnh A Phủ bị trói đánh. Cuộc đời nô lệ của A Phủ dường như không thể thay đổi, tất cả mọi sự tàn ác của nhà thống lí đều dồn hết về A Phủ. Mỗi trang văn là một trang đời đầy nước mắt của người nông dân miền núi phong kiến được Tô Hoài viết nên bằng sự gắn gó, am hiểu, cảm thông sâu sắc với số phận của họ, vạch trần bản chất xấu xa của xã hội, gửi vào một niềm trăn trở, thương yêu vô hạn với con người.

>> Xem thêm:  Tuần 29 - Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)

Nét khác biệt trong nghệ thuật khắc hoạ nhãn vật ở Mị và A Phủ chính là: nếu Mị được khắc hoạ từ một cái nhìn từ bên trong, nhàm giúp ta khám phá và phát hiện vẻ đẹp của nhân vật ở tiềm lực sống nội tâm thì với nhân vật A Phủ lại được tác giả nhìn từ bên ngoài, tạo điểm nhấn về tính cách ở những hành động, giúp ta thấy rõ vẻ đẹp của A Phủ qua tính cách gan góc, táo bạo, mạnh mẽ.

3. Viết về đề tài miền núi, Tô Hoài đã có những quan sát độc đáo, thú vị, thể hiện sự am hiểu, gắn bó sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống, con người, thiên nhiên nơi đây. Ông luôn có được những phát hiện mới mẻ, thú vị về các nét lạ trong tập quán và phong tục của người dân miền núi Tây Bắc: tục cướp vợ, trình ma, đánh nhau, xử kiện, ốp đồng, đêm tình mùa xuân,… Nhờ luôn luôn mài sắc khả năng quan sát, tìm tòi nên cách tạo dựng bối cảnh, tình huống, miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm của ông thường sống động và đầy chất thơ: cảnh mùa xuân về trên núi cao, lời ca, giai điệu tiếng sáo trong những đêm tình mùa xuân, cảnh uống rượu ngày Tết,… Giọng điệu trữ tình, ngọt ngào, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc bởi sự từng trải, tinh tế, đậm đà phong vị và màu sắc dân tộc, ngôn ngữ giản dị, phong phú, đầy sáng tạo mang đậm cá tính, bản sắc riêng,… tất cả đã tạo nên những trang vãn đậm chất thơ.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Qua số phận hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Gợi ý:

Nghệ thuật không phải vì nghệ thuật mà cái đích thiêng liêng, cao cả cuối cùng là vì con người, vì cuộc sống "Văn học là nhân học" (Go-rơ-ki), cái chân lí ngàn đời ấy vẫn "mãi mãi xanh tươi", sống động trường tồn trong văn chương muôn thế hệ. Văn chương chân chính phải là văn chương viết về con người, vì con người mà lên tiếng. Những gì thuộc về con người không bao giờ xa lạ hay cũ mòn, nó luôn là vấn đề tiêu điểm của mọi thời đại, là đối tượng trung tâm trong các sáng tác. Chỉ khi nhà văn đứng về phía khát vọng được sống, được vươn lên làm người của con người thì tác phẩm của anh ta mới đi đến cái đích nhân sinh cao cả của vãn chương, mới lay động tâm hồn độc giả và khơi lên những tiếp nhận thẩm mĩ đẹp đẽ.

"Thời đại nào thì văn nghệ nấy” (Hồ Chí Minh). Vấn đề con người luôn gắn bó chặt chẽ với chiều dài vận động của lịch sử, vì thế, ngọn gió thời đại luôn tiếp thêm những hơi thở mới cho vãn chương khi khai thác số phận con người. Cách mạng tháng Tám đã thổi căng sức sống thời đại trong các tác phẩm văn chương, soi rọi ánh sáng cho tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ của người nghệ sĩ, đưa họ đến những khám phá, tìm tòi đầy mới mẻ về vấn đề số phận con người. Người nghệ sĩ đã tìm được chỗ đứng mới, đứng về phía những khát vọng nhân sinh để không chỉ thấy sự cùng đường của số phân nhân vật mà còn mở ra lối thoát, con đường giải phóng, hướng tới cuộc đời mới cho họ. Chủ nghĩa nhân đạo – sợi chỉ đỏ xuyên suốt văn học dân tộc, đến thời kì này đã thắm lên một sức sống mới khi làm sống dậy bao nhiêu cuộc đời, làm hồi sinh biết bao số phận.

>> Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về những nhận định đánh giá cho truyện ngắn Vợ nhặt

Chỉ khi lặn sâu vào những nỗi đời nhiều buồn đau, bất hạnh, nhà văn mới tìm ra "chất người trong con người" (Bakh-tin), mới thắp lên được những "khát vọng được sống, được vươn lên làm người" của con người. Tô Hoài trước hết đã đứng ở cuối những con đường cùng mà nâng đỡ nhân vật của mình, phản ánh những nỗi bất hạnh, những niềm đớn đau của họ bằng những trang văn thấm đầy nước mắt. Ngòi bút của nhà văn đã xoáy vào những nghịch lí đau xót, những hoàn cảnh éo le để bộc lộ nỗi đau khôn cùng về số phận con người. Con người tốt đẹp mà không được hưởng hạnh phúc, tự do, ấy chính là định mệnh đau xót của những Mị, những A Phủ trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Số kiếp của con dâu gạt nợ như Mị, người ở gạt nợ như A Phủ đầy những bi kịch, thảm thương. Cách so sánh đầy hình tượng "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa" đã gợi nên bao ám ảnh chua chát về kiếp người nô lệ, đau khổ đến tê liệt, cùng đường.

Nhưng cuộc gặp gỡ không chỉ bằng tình thương mà còn bằng cả sự vượt mình giữa Mị và A Phủ lại đem đến cho người đọc những tiếp nhận thẩm mĩ riêng biệt, độc đáo. Người con gái xinh đẹp mà có số phận bi kịch đã đổi đời bằng chính sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng của mình. Đêm tình mùa xuân đã đưa Mị sống lại trong quá khứ, tạm nguôi quên hiện tại, nhưng lại chưa giải thoát được cuộc đời nô lệ cho cô. Sức phản kháng của cô gái bất hạnh đã được đánh thức từ nơi đây và được bùng phát trong đêm đông, khi bắt gặp giọt nước mắt A Phủ. Tô Hoài đã dồn tất cả sức sống, khát vọng được sống, được vươn lên làm người trong những bước chạy của Mị, của A Phủ, thoát khỏi kiếp người nô lệ, về với tự do, về cuộc sống đích thực. Họ đã đổi đời, tìm sự sống, tìm đến khát vọng bằng chính sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của những con người biết cứu người và tự cứu mình. Tô Hoài không chỉ thấy con người đau khổ mà còn thấy con người biết sống, khát vọng và vươn lên. Họ đã thắp sáng khát vọng của mình bằng tình người, sức sống tiềm tàng và nghị lực sống mạnh mẽ. Chính năng lực tự vận động đã cho họ ước vọng ngay trong những hoàn cảnh bế tắc, cùng đường. Nhưng ước vọng đó chỉ thành hiện thực khi gặp gỡ với ánh sáng cách mạng, năng lực vận động của mỗi cá nhân chỉ có thể tự giải phóng khi hoà vào cuộc đời chung. Nhà văn đứng về phía những khát vọng nhân sinh nhưng lại được tiếp thu tư tưởng tiến bộ của cách mạng, nhìn nhân vật trong sự vận động, phát triển, đi lên. Kết thúc tác phẩm mở ra tương lai tươi sáng của nhân vật, hướng giải thoát cho cuộc đời con người: hình ảnh lá cờ đỏ. Chính điều đó đã giúp khát vọng sống của con người được cất cánh.

Giá trị nhân đạo của một tác phẩm vãn chương chân chính nằm ở sức sống của con người. Nghệ thuật là những câu trả lời đầy tính thẩm mĩ cho số phận con người. Văn chương là thế giới huyền diệu của tâm linh là nghệ thuật kì tài của giao cảm, không có một tâm thức thánh thiện thì nghe làm sao nổi một nỗi niềm tri kỉ tri âm.

Mai Thu

Bài viết liên quan